发布时间:2025-01-17 01:01:12 来源:Fabet 作者:Cúp C2
Những hành vi xâm hại tình dục trẻ em phổ biến
Kết quả khảo sát thực tế từ nhiều quốc gia đã đưa ra tổng kết về những hành vi phổ biến của xâm hại tình dục trên môi trường Internet: bị gửi cho xem hoặc bắt xem những hình ảnh,ẻemcầnđượchọckỹnăngsốđểtránhbịxâmhạitrênmạmachida zelvia vs nội dung về tình dục qua mạng xã hội; nhắn tin, nói chuyện trên mạng về những nội dung tình dục; Có hành vi tình dục, trình diễn khiêu dâm hoặc bắt trẻ em trình diễn khiêu dâm qua webcam hoặc điện thoại thông minh; bắt trẻ gửi ảnh, tin nhắn hoặc quay phim có hành vi hoặc tư thế tình dục qua Internet; từ những hành động, tương tác trực tuyến dẫn tới việc gặp gỡ, dụ dỗ/ ép buộc trẻ quan hệ tình dục ngoài đời thực.
Điều đáng lo ngại là thủ đoạn của các đối tượng rất tinh vi: sử dụng những tài khoản mạo danh như một bạn gái cùng lứa tuổi, một nam sinh có vẻ ngoài ưa nhìn, ngoan ngoãn hay một người lớn thành đạt, đáng tin cậy…. để làm quen, trò chuyện thân mật với trẻ. Sau đó, dụ dỗ trẻ gửi những hình ảnh riêng tư hay cùng xem những hình ảnh, video có nội dung tình dục. Tiến tới ép buộc, dọa nạt trẻ phải làm theo mọi ý muốn của chúng nếu không sẽ phát tán hình ảnh của trẻ, ảnh chụp các cuộc trò chuyện có nội dung nhạy cảm đến gia đình, thầy cô, bạn bè…
Vấn nạn xâm hại trẻ em trên Internet đang rất nóng. (Ảnh minh họa: Internet) |
Báo cáo Đánh giá đe dọa toàn cầu năm 2021 của WeProtect - phong trào tập hợp hơn 200 chính phủ và các công ty, tổ chức dân sự để thay đổi phản ứng toàn cầu đối với tình trạng bóc lột và lạm dụng tình dục trẻ em trên mạng - đưa ra giữa tháng 10/2021, cho thấy hai năm qua "Covid-19 đã tạo ra một 'cơn bão hoàn hảo' để thúc đẩy sự gia tăng lạm dụng và bóc lột tình dục trẻ em trên toàn cầu". Theo đó, lạm dụng và bóc lột tình dục trẻ em trên mạng đã đạt mức cao nhất tại nhiều quốc gia. Ví dụ tại Mỹ, Trung tâm quốc gia về trẻ em mất tích và bị bóc lột mỗi ngày phải xử lý 60.000 báo cáo về lạm dụng tình dục trẻ em trực tuyến.
Tại Việt Nam, các chuyên gia cũng nhận định vấn nạn xâm hại trẻ em trên Internet đang rất nóng, trong thời gian ảnh hưởng vì dịch bệnh, trẻ tiếp xúc với mạng xã hội, học online càng nhiều thì nguy cơ bị xâm hại càng cao.
Kết quả khảo sát của Đại học Sư phạm TP HCM với học sinh THCS cho thấy có 7 nhóm vấn đề lớn mà các em gặp phải, đứng đầu là xâm hại trên môi trường mạng. Hơn 30% số học sinh cho biết đã và đang gặp phải tình trạng này.
Còn theo báo cáo của Đường dây nóng Tổng đài Quốc gia bảo vệ trẻ em 111, từ tháng 5 đến tháng 8/2021, trung bình mỗi tháng tiếp nhận khoảng 600 ca xâm hại và bạo lực, tăng gần 1,5 lần so với 3 tháng đầu năm. Năm 2020, số cuộc gọi tư vấn chuyên sâu ở nội dung xâm hại, bạo lực chiếm hơn 47%, tăng 7,2% so với năm 2019.
Cần trang bị kỹ năng số cho trẻ em
Đại diện Viện Nghiên cứu Quản lý Phát triển bền vững (MSD) cho hay, dù sinh ra trong thời đại công nghệ và có thể tiếp cận công nghệ rất nhanh nhưng các em chưa đủ kỹ năng cần thiết để đối mặt với bao rủi ro trên môi trường mạng. Nguy hiểm hơn, với đặc tính ẩn danh của Internet, kẻ xâm hại trẻ em có thể là bất cứ ai, ở bất cứ đâu.
Ban đầu, kẻ xâm hại thường tiếp cận các em qua các diễn đàn, mạng xã hội (các nhóm, hội), hay qua phòng chat, game online. Sau đó chúng tạo niềm tin bằng cách khen ngợi, quan tâm, tặng quà và tiền khiến trẻ tin tưởng. Kẻ xâm hại thường tạo sự cảm thông khiến trẻ mất cảnh giác, đáp ứng các yêu cầu như gửi ảnh, quay video, hình ảnh nhạy cảm. Những đứa trẻ bị thiếu thốn vật chất hoặc tình cảm dễ trở thành "con mồi" cho những kẻ chăn dắt trên mạng.
Có nhiều cách để phòng tránh trẻ bị xâm hại trên Internet nhưng hiệu quả nhất là cha mẹ xây dựng được mối quan hệ đồng hành với con cái, tạo dựng được niềm tin và tìm kiếm sự hỗ trợ khi cần.
Cha mẹ cần thống nhất với con cái về nguyên tắc sử dụng Internet, các thiết bị điện tử; cài đặt quyền riêng tư, hạn chế người xem với tài khoản mạng xã hội của mình; không cho người khác biết mật khẩu tài khoản mạng xã hội (trừ cha mẹ); không đăng tải bất kỳ thông tin riêng tư, hình ảnh tự sướng hở hang hoặc những bài viết không phù hợp lên mạng; không có trách nhiệm cung cấp thông tin, hình ảnh hoặc cho người khác nhìn mình qua webcam; không đi chơi với bạn quen trên mạng mà không có sự đồng ý của cha mẹ; Bỏ qua, chặn và báo cáo những tài khoản có bình luận, gửi tin nhắn bắt nạt, bôi nhọ mình hoặc đề cập đến những vấn đề nhạy cảm; hỏi ý kiến cha mẹ trước khi tải, cài đặt một phần mềm về máy tính, điện thoại…
Về phía nhà trường, việc tuyên truyền, giáo dục lồng ghép với các hoạt động hỗ trợ kỹ năng phòng tránh xâm hại tình dục, bạo hành trẻ em là điều rất cần thiết. Sự liên hệ giữa gia đình và nhà trường cần thường xuyên liên tục, bảo vệ được các em trên môi trường mạng và giúp trẻ có nhận thức đúng đắn, sử dụng Internet một cách thiết thực cho học tập và cuộc sống.
Mặt khác, hành vi xâm hại trẻ em trên mạng đã có khung pháp lý khá đầy đủ với mức phạt lên đến vài chục triệu đồng. Chính phủ cũng vừa triển khai Chương trình quốc gia bảo vệ và hỗ trợ trẻ em tương tác lành mạnh, sáng tạo trên môi trường mạng giai đoạn 2021-2025, thành lập Mạng lưới ứng cứu, bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng. Tổng đài Quốc gia bảo vệ trẻ em 111 đều túc trực 24/24 để tiếp nhận mọi thông tin tố giác liên quan đến trẻ em. Ngay khi thông tin đến tổng đài, các tư vấn viên sẽ kết hợp với cơ quan công an xử lý những vụ xâm hại.
Linh Đan (Tổng hợp)
Bắt nạt trên mạng ít có di chứng trên thân thể nên cha mẹ khó phát hiện, nhưng hậu quả để lại rất sâu sắc và lâu dài.
相关文章
随便看看