Liên quan đến việc Hà Nội tổ chức xét nghiệm tầm soát trên diện rộng thần tốc,ộtrưởngYtếlêntiếngtrướcýkiếnxétnghiệkết quả aik solna GS.TS Nguyễn Thanh Long, Bộ trưởng Bộ Y tế cho biết, thời gian qua, Hà Nội liên tục phát hiện ra các ca lây nhiễm ngoài cộng đồng, không rõ nguồn lây. Nghĩa là mầm bệnh đã lây lan, len lỏi trong cộng đồng mà chúng ta không biết được. Vì thế, Hà Nội đã thực hiện giãn cách xã hội rất dài từ đầu tháng 8 đến nay.
Cũng theo Bộ trưởng Bộ Y tế, để giảm thời gian giãn cách xuống phải phát hiện, tầm soát các trường hợp lây nhiễm trong cộng đồng để cách ly, khoanh vùng, dập dịch một cách triệt để. Từ đó, chúng ta nới lỏng dần dần việc giãn cách để đưa cuộc sống trở lại trạng thái bình thường mới. Vì vậy vấn đề xét nghiệm rất quan trọng.
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long. Ảnh: Bộ Y tế |
“Bài học kinh nghiệm của các nước, đặc biệt là Trung Quốc xét nghiệm rất nhanh, nhiều vòng. Bên cạnh đó là bài học kinh nghiệm chống dịch của nước ta tại Bắc Giang, Bắc Ninh, Hải Dương, Cần Thơ, Quận 7, huyện Củ Chi (TP.HCM) hay Khánh Hòa… Đó là những bài học thực tiễn về mặt khoa học trong thực hiện xét nghiệm, đảm bảo phải tách toàn bộ F0 ra khỏi cộng đồng, không để lây lan trong cộng đồng”, ông Nguyễn Thanh Long nói.
Trước một số ý kiến cho rằng, Hà Nội thực hiện xét nghiệm 100% toàn dân sẽ lãng phí, ông Long nhấn mạnh: "Cần phải khẳng định một điều muốn biết tất cả nguồn lây nhiễm trong cộng đồng, bắt buộc phải thông qua xét nghiệm. Không có cách nào khác để chúng ta ngăn chặn phát hiện sớm nếu không xét nghiệm".
“Nếu chúng ta không làm điều đó, có nghĩa là chúng ta chấp nhận trong cộng đồng vẫn phải có người lây nhiễm”, Bộ trưởng Bộ Y tế nói thêm.
Phương pháp xét nghiệm hiện nay Bộ Y tế hướng dẫn các địa phương là gộp mẫu (có thể gộp 10) trong trường hợp có thể thì giá thành xét nghiệm rất rẻ. Các “vùng đỏ” xét nghiệm nhiều lần nhưng đối với “vùng xanh” phải làm xét nghiệm để biết không có mầm bệnh, từ đó yên tâm đưa cuộc sống trở lại bình thường.
“Đây là lý do vì sao Thủ tướng Chính phủ và Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 coi công tác xét nghiệm là vấn đề then chốt để phòng, chống dịch”, người đứng đầu ngành y tế chia sẻ thêm.
Người dân ở Hà Nội được lấy xét nghiệm sàng lọc Covid-19 trước tiêm vắc xin. Ảnh: Đình Hiếu |
Trước đó, chiều 8/9, UBND TP Hà Nội đã ban hành kế hoạch xét nghiệm diện rộng, tiêm chủng vắc xin phòng, chống Covid-19 cho người dân trên địa bàn thành phố.
Yêu cầu của kế hoạch là đến ngày 15/9, tại các khu vực có nguy cơ rất cao, nguy cơ cao hoàn thành lấy mẫu xét nghiệm cho toàn bộ người dân ít nhất 3 lần (từ 2-3 ngày/lần). Tại các khu vực có nguy cơ và các khu vực khác, hoàn thành lấy mẫu xét nghiệm cho toàn bộ người dân ít nhất 1 lần (5-7 ngày/lần). Xét nghiệm tầm soát 100% với các trường hợp có biểu hiện ho, sốt, khó thở, viêm đường hô hấp... đến bệnh viện khám, chữa bệnh và tại cộng đồng.
Xét nghiệm 3 ngày/lần đối với nhân viên, người lao động tại các cơ sở khám, chữa bệnh và các đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh. Thành phố cũng hướng dẫn người dân tự lấy mẫu có sự giám sát của nhân viên y tế hoặc tình nguyện viên. Áp dụng xét nghiệm RT-PCR hoặc kháng nguyên nhanh kết hợp với việc gộp mẫu phù hợp. Trường hợp xét nghiệm RT-PCR mẫu gộp, phải trả kết quả xét nghiệm trong vòng 12 giờ.
Kinh phí thực hiện từ nguồn ngân sách thành phố; ngân sách quận, huyện, thị xã; từ chương trình Tiêm chủng mở rộng quốc gia; nguồn viện trợ, tài trợ, hỗ trợ của tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước và các nguồn hợp pháp khác.
>>> Xem thêm tình hình dịch Covid-19 tại Hà Nội mới nhất
Ngọc Trang
Bộ Y tế phê duyệt có điều kiện vắc xin Hayat-Vax của UAE, là vắc xin ngừa Covid-19 thứ 7 được cấp phép khẩn tại Việt Nam.