XEM CLIP: Hôm nay (11/7),ìnhảnhdẫngiảicácbịcáovụchuyếnbaygiảicứuđếntòaxétxửbóng đá quốc tế TAND TP Hà Nội đưa 54 bị cáo vụ “chuyến bay giải cứu”ra xét xử theo trình tự sơ thẩm. 54 người bị đưa ra xét xử về các tội Môi giới hối lộ, Đưa hối lộ, Nhận hối lộ, Lừa đảo chiếm đoạt tài sản và Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ. Phiên tòa dự kiến kéo dài trong 1 tháng. Thẩm phán Vũ Quang Huy ngồi ghế chủ tọa phiên tòa. Thực hành quyền công tố tại tòa là các kiểm sát viên: Đỗ Mạnh Quang, Lê Huy Hoàn, Nguyễn Thị Châm, Tưởng Mạnh Toàn, Đỗ Minh Tuấn. Có hơn 100 luật sư tham gia bào chữa cho 54 bị cáo. 16 công ty và hàng chục người được triệu tập đến tòa với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Có 33 người được triệu tập đến tòa với tư cách người làm chứng. Việc đảm bảo an ninh trật tự tại phiên tòa được thắt chặt. Phóng viên được bố trí theo dõi phiên tòa qua màn hình tivi tại phòng riêng dành cho báo chí. Theo cáo trạng, tháng 1/2020, dịch Covid-19 bùng phát ở Trung Quốc và diễn biến phức tạp. Trước tình hình trên, tháng 3/2020, Chính phủ đã tổ chức 1 chuyến bay giải cứu đưa 30 công dân Việt Nam từ Vũ Hán (Trung Quốc) về nước. Đến tháng 4/2020, Chính phủ tổ chức một số chuyến bay giải cứu chỉ thu phí vé máy bay và cách ly tại cơ sở quân đội (chuyến bay giải cứu). Tháng 11/2020, do nhu cầu của công dân về nước rất lớn, trong khi việc cách ly và chi phí gặp khó khăn, Chính phủ đã tổ chức thí điểm 10 chuyến bay công dân tự nguyện trả phí toàn bộ (chuyến bay combo) và giao Tổ công tác của 4 bộ, ngành (Bộ Y tế, Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao), sau đó, bổ sung Bộ Công an cùng phối hợp tổ chức các chuyến bay. Theo các chỉ đạo của Chính phủ, nhiệm vụ của các bộ, ngành trong việc tổ chức thực hiện các chuyến bay combo như sau: Văn phòng Chính phủ có nhiệm vụ tập hợp tham mưu, đề xuất lãnh đạo Chính phủ phê duyệt kế hoạch tổ chức các chuyến bay theo đề xuất của Bộ Ngoại giao. Bộ Ngoại giao (thông qua Cục Lãnh sự) có nhiệm vụ xây dựng, đề xuất kế hoạch tổ chức các chuyến bay combo; chủ trì và xin ý kiến, trao đổi thống nhất với các bộ trong Tổ công tác và báo cáo, trình lãnh đạo Chính phủ phê duyệt, quyết định và thông báo việc thực hiện chuyến bay. Bộ Y tế, Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an theo chức năng, nhiệm vụ về công tác phòng chống dịch cho ý kiến việc phê duyệt gửi Bộ Ngoại giao; UBND một số tỉnh, thành phố được giao nhiệm vụ cho chủ trương cách ly tại địa phương. Quy trình cấp phép các chuyến bay combo: Doanh nghiệp có nhu cầu xin được chủ trương cách ly tại địa phương và gửi hồ sơ đến Bộ Ngoại giao (Cục Lãnh sự); Cục Lãnh sự lấy ý kiến Tổ công tác của các bộ, ngành và trình Chính phủ duyệt, sau đó thông báo cho doanh nghiệp được tổ chức thực hiện chuyến bay. Lợi dụng chủ trương trên, một số cá nhân thuộc các bộ, ngành được giao nhiệm vụ cấp phép chuyến bay, cách ly ở địa phương và một số cá nhân đại diện doanh nghiệp, cùng một số đối tượng khác đã thực hiện hành vi phạm tội. Cụ thể, từ tháng 9/2020 - 12/2022, 25 cá nhân đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn, nhiệm vụ được giao, nhận hối lộ hơn 164 tỷ đồng và lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ, gây thiệt hại hơn 10 tỷ đồng. Có 23 cá nhân là đại diện doanh nghiệp đưa hối lộ hơn 226 tỷ đồng; 4 cá nhân môi giới hối lộ hơn 74 tỷ đồng và lừa đảo chiếm đoạt số tiền hơn 24 tỷ đồng. |