Cách mạng Tháng Tám (CMTT) thành công không chỉ đưa dân tộc ta bước sang một kỷ nguyên mới,àihọcCáchmạngThángTámtrongsựnghiệpcôngnghiệphóahiệnđạihóbóng đá net kỷ nguyên độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội mà còn để lại nhiều bài học kinh nghiệm vô cùng quý giá. Đó là bài học về sự lãnh đạo của Đảng kết hợp với tư tưởng Hồ Chí Minh, có đường lối lãnh đạo, phương pháp cách mạng đúng đắn; bài học về giành, giữ chính quyền và chớp thời cơ cách mạng… Phát huy những bài học đó, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân trong tỉnh qua các thời kỳ đã tiến hành đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH-HĐH), đạt được nhiều thành tựu to lớn…
Trung tâm Hành chính tập trung của tỉnh đi vào hoạt động, tạo ra bước đột phá trong cải cách thủ tục hành chính, nâng tầm phát triển cho Bình Dương Ảnh:Q.CHIẾN
Quá khứ chứng minh cho hiện tại
CMTT thành công là nhờ Đảng ta đã chuẩn bị nắm bắt, chớp thời cơ “ngàn năm có một”. Cũng nhờ chọn đúng thời cơ mà sức mạnh của nhân dân ta trong CMTT đã được nhân lên gấp bội để tiến hành tổng khởi nghĩa thành công trên phạm vi cả nước chỉ trong một thời gian ngắn. Với Bình Dương trong công cuộc đổi mới, nhờ chuẩn bị, nắm bắt tốt cơ hội, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân trong tỉnh đã đưa ra những quyết sách, chủ trương đúng đắn, đoàn kết, đồng lòng thúc đẩy nhanh quá trình CNH-HĐH tỉnh nhà.
Bình Dương, Sông Bé cũ vốn có xuất phát điểm là kinh tế nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp. Ấy vậy mà kể từ sau khi chia tách, tái lập (1997) vùng đất này nay đã khoác trên mình một chiếc áo công nghiệp, đô thị đầy màu sắc làm nhiều người từ ngạc nhiên đến nể phục. Khi đất nước thực hiện chính sách mở cửa, lãnh đạo tỉnh Sông Bé, Bình Dương ngay từ những năm đầu thập niên 90 thế kỷ trước đã đưa ra một chính sách nổi tiếng: “Trải chiếu hoa mời gọi đầu tư. Trải thảm đỏ thu hút nhân tài” để bắt tay vào quá trình CNH. Với chủ trương đúng đắn và những tâm huyết, nỗ lực từ lãnh đạo Đảng, chính quyền qua các thời kỳ cho đến các cơ quan quản lý nhà nước, cộng đồng doanh nghiệp và người dân đã tạo ra một sức mạnh tổng hợp, đưa địa phương trở thành một trong những tỉnh, thành sớm thực hiện thành công quá trình CNH.
Nhờ phân tích “thời cơ”, Bình Dương chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng, tạo ra mọi điều kiện thuận lợi để thu hút đầu tư, phát triển công nghiệp. Từ con đường “sứ mệnh” quốc lộ 13 (đại lộ Bình Dương), Khu công nghiệp (KCN) Sóng Thần 1 đầu tiên rồi liên tiếp các KCN có hạ tầng hiện đại sau đó như Sóng Thần II, Bình Đường, Đồng An, Mỹ Phước I, II, III, Nam Tân Uyên, Bàu Bàng… đặc biệt là Việt Nam - Singapore I, II và mở rộng (một mô hình liên doanh với nước ngoài đã trở thành hình mẫu trong cả nước và khu vực)… được hình thành.
Vì “sinh sau đẻ muộn”, Bình Dương phải “đi tắt đón đầu” tìm ra cho mình con đường riêng trong phát triển công nghiệp. Điều đáng chú ý là tỉnh không lấy tiền ngân sách, vay ngân hàng để làm hạ tầng công nghiệp mà trọng trách huy động vốn được toàn quyền giao cho chủ đầu tư vận động các doanh nghiệp bỏ tiền ra xây dựng hạ tầng các KCN. Cách tìm vốn để xây dựng KCN của Bình Dương thời điểm “khởi đầu nan” đã trở thành một bài học kinh nghiệm cho các địa phương khác. Mặt khác, tỉnh cũng phát huy tốt “bài học thời cơ”: Đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước có nhiều đổi mới để đột phá đúng vào khâu then chốt là cải cách thủ tục hành chính, thực hiện cơ chế một dấu một cửa… Tất cả đã khiến cho Bình Dương trở thành một điểm đến đầy hấp dẫn của các nhà đầu tư trong và ngoài nước…
Bảo đảm cho tương lai
Phát huy những bài học lớn trong Cách mạng Tháng Tám, Đảng bộ tỉnh đã đoàn kết một lòng, tạo được sự đồng thuận trong toàn dân để nỗ lực phấn đấu đưa nền kinh tế - xã hội phát triển. 6 tháng đầu năm 2014, tổng sản phẩm (GDP) của tỉnh tăng 9,5%, giá trị sản xuất công nghiệp ước đạt 81.882 tỷ đồng, tăng 12,5% so với cùng kỳ; khu vực công nghiệp - xây dựng tăng 7,2%, dịch vụ tăng 13,2%, nông nghiệp tăng 1,1%; kim ngạch xuất khẩu tăng 13,2%; tổng thu ngân sách 6 tháng đầu năm tăng 8%. Đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được nâng lên rõ rệt. Đặc biệt, lĩnh vực đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài vào địa bàn tỉnh tăng cao với tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội 6 tháng đầu năm tăng 10,7% so với cùng kỳ…
Tiếp tục phát huy những bài học kinh nghiệm của CMTT, tỉnh đã và đang chuẩn bị, đi tắt, đón đầu, nắm bắt thời cơ để tiếp tục đẩy mạnh CNH-HĐH, đưa Bình Dương trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2020. Và đây, Khu liên hợp công nghiệp - dịch vụ - đô thị Bình Dương có diện tích 4.196 ha với các KCN, khu công nghệ cao, khu dịch vụ cao cấp, trường đại học quốc tế… Trong khu liên hợp này, điểm nhấn chính là Thành phố mới Bình Dương đã được khởi công xây dựng. Trung tâm Hành chính tập trung của tỉnh đã đi vào hoạt động trong Thành phố mới Bình Dương đang tạo ra một bước đột phá tiếp theo về công tác cải cách hành chính, tạo ra môi trường đầu tư thuận lợi hơn nữa cho các nhà đầu tư.
Chuẩn bị, đi tắt đón đầu, tuyến đường Mỹ Phước - Tân Vạn, con đường “sứ mệnh” thứ 2 của tỉnh cũng đang dần hoàn thiện, cùng với các tuyến đường vành đai, cho phép Bình Dương kết nối với toàn vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, kết nối với các cảng biển, sân bay mới theo quy hoạch chung của vùng… Trong hội nhập quốc tế, Bình Dương cũng đã và đang chủ động nắm bắt các cơ hội từ những hiệp định thương mại giữa Việt Nam và quốc tế. Đặc biệt, Hiệp định đối tác chiến lược xuyên Thái Bình Dương đang trong giai đoạn cuối cùng để đi đến ký kết. Chuẩn bị nắm bắt những cơ hội từ hiệp định này, Bình Dương đã có những chủ trương cụ thể, trong đó đáng kể là quy hoạch các khu phát triển công nghiệp phụ trợ để đón đầu thu hút đầu tư…
Quá khứ chứng minh cho hiện tại và bảo đảm cho tương lai. Tin tưởng rằng, với hệ thống chính trị tiếp tục được củng cố và hoạt động có hiệu quả sẽ là nguồn lực, sức mạnh của toàn Đảng bộ, là cơ sở, nền tảng để tăng cường đoàn kết, nhất trí trong lãnh đạo, chỉ đạo, sự đồng thuận của nhân dân, thúc đẩy nhanh hơn nữa quá trình CNH-HĐH, tiến tới xây dựng Thành phố Bình Dương trực thuộc Trung ương giàu đẹp, văn minh.
THÀNH SƠN
顶: 759踩: 82198
评论专区