Cụ thể hóa đề án
Bà Trương Thanh Nga,Đồnghànhcùngphụnữkhởinghiệkết quả bóng đá mới nhất hôm nay Chủ tịch Hội LHPN tỉnh, cho biết để cụ thể hóa Đề án 939 phù hợp với đặc thù của Bình Dương, Hội LHPN tỉnh đã chia làm 2 giai đoạn nhằm thực hiện đề án một cách hiệu quả. Giai đoạn 1 thực hiện từ năm 2018-2020; giai đoạn 2 từ năm 2021-2025. Các giai đoạn được thực hiện thông qua tuyên truyền, vận động PN nâng cao nhận thức về chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về khởi nghiệp, phát triển kinh doanh; vai trò của PN đối với sự phát triển kinh tế; các hoạt động hỗ trợ PN khởi nghiệp như hỗ trợ đổi mới sáng tạo phát triển kinh doanh; tổ chức hội thi “Ngày PN khởi nghiệp”; hỗ trợ hoạt động của tổ hợp tác, hợp tác xã; hỗ trợ pháp lý, xây dựng thương hiệu sở hữu trí tuệ cho PN khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp có sự đổi mới sáng tạo; hỗ trợ tiếp cận tín dụng và nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động của Hội Nữ doanh nhân tỉnh, các chi hội nữ doanh nhân…
Gian hàng sản phẩm của Hợp tác xã Mây tre lá Ba Nhất tham gia triển lãm trong chuỗi hoạt động hưởng ứng Ngày Phụ nữ khởi nghiệp
Trong giai đoạn 1, Hội LHPN tỉnh đã ra mắt tổ tư vấn thẩm định nhằm thẩm định những ý tưởng sáng tạo của PN; tổ chức các lớp tập huấn như “Hướng dẫn xây dựng kế hoạch kinh doanh”, truyền đạt những kiến thức cơ bản về kinh doanh; kỹ năng cơ bản về khởi sự DN như lựa chọn, đánh giá ý tưởng kinh doanh, lập kế hoạch kinh doanh, lập kế hoạch tài chính. Hội LHPN tỉnh cũng đã phối hợp với Sở Công thương tổ chức lớp tập huấn “Ứng dụng công nghệ 4.0 trong việc nâng cao chất lượng hoạt động thương mại trong thị trường nội địa và hiệu quả công nghệ 4.0 trong kinh doanh, sản xuất” cho hội viên PN với các nội dung cơ bản như: Một số khái niệm về cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, sức mạnh PN thời đại 4.0 - cơ hội và thách thức; kỹ năng lãnh đạo, quản lý thời gian; kỹ năng thuyết trình; làm thế nào để khởi nghiệp hoạt động kinh doanh của bạn; cách quảng bá sản phẩm khi ứng dụng kinh doanh trên mạng xã hội...
Đề án đi vào thực tiễn
Để Đề án 939 đi vào thực tiễn, Hội LHPN các cấp trong tỉnh đã chủ động, tích cực các phương án hỗ trợ PN khởi nghiệp bằng nhiều hình thức. Theo đó, năm 2020 có 9 hội viên PN đã được hỗ trợ xây dựng phương án kinh doanh của mỗi cá nhân, tập thể và vay vốn. Bên cạnh đó, Ban Thường vụ Hội LHPN tỉnh đã tiếp tục thẩm định các ý tưởng khởi nghiệp năm 2020 của Hội LHPN các huyện, thị, thành phố định kỳ để từ đó lựa chọn đăng ký, tham dự cuộc thi cấp Trung ương. Đồng thời, các cấp hội vận động chị em PN tham gia cuộc thi Ngày PN khởi nghiệp hàng năm do Trung ương Hội LHPN Việt Nam tổ chức. Tính từ năm 2017- 2020, đã có hơn 200 ý tưởng khởi sự kinh doanh, ý tưởng khởi nghiệp của hội viên PN trên địa bàn tỉnh.
Là một điển hình trong những điển hình phong trào PN khởi nghiệp của Bình Dương, chị Phan Thị Mỹ Trang, hội viên Hội LHPN xã Tân Hiệp, huyện Phú Giáo, cho biết năm 2018, chị tham gia cuộc thi ý tưởng khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh do hội PN huyện tổ chức với đề án: “Sản xuất và kinh doanh tinh dầu sả chanh” và đạt giải nhất. Từ đó, với sự động viên của các chị em trong hội cùng với sự hỗ trợ vốn vay khởi nghiệp, chị phát triển ý tưởng thành hiện thực, sản xuất tinh dầu sả chanh. Không dừng lại ở đó, đầu năm 2019, chị tiếp tục nhập máy móc, thiết bị, bao bì, nguyên liệu và phát triển thêm lĩnh vực sản xuất cà phê rang xay mộc nguyên chất; đồng thời tham gia hợp tác chăn nuôi vịt lạnh trên cạn với thu nhập trong trừ chi phí thu được khoảng 4 tỷ đồng. Bên cạnh đó, còn có thể kể đến chị Phạm Thị Tình với dự án kinh doanh dưa lưới An Điền trồng trong nhà kính với tổng diện tích 3.500m2, mang lại tổng doanh thu hàng năm gần 2 tỷ đồng; lợi nhuận thu được đạt trên 600 triệu đồng/năm, giải quyết việc làm cho nhiều lao động tại địa phương. Hay chị Nguyễn Thị Minh Tâm, Chủ nhiệm Hợp tác xã hoa Đa Lộc (TX.Bến Cát) khởi nghiệp từ việc trồng hoa đa lộc mang lại nguồn thu nhập ổn định cho bản thân và nhiều chị em PN khác.
Bà Trương Thanh Nga, cho biết thêm, để thực hiện Đề án 939 hiệu quả, Ban điều hành đề án và các ban ngành, đoàn thể địa phương luôn có sự phối hợp tích cực chặt chẽ, tham gia hỗ trợ thực hiện bước đầu đạt một số kết quả nhất định. Nhu cầu của hội viên PN phát triển kinh doanh, làm kinh tế ngày càng nhiều. Việc phát động tham gia các hội nghị, hội thi luôn thu hút chị em quan tâm...
Từ năm 2018-2020, Hội LHPN các cấp trong tỉnh đã thành lập 1 công ty, 63 tổ hợp tác do nữ làm chủ với 430 thành viên, 36 tổ liên kết với 404 thành viên; 10 hợp tác xã với 83 thành viên, trong đó có 41 thành viên là nữ, tổng số vốn điều lệ của các hợp tác xã là 7.110 triệu đồng, vượt 7 hợp tác xã so với chỉ tiêu đăng ký với Trung ương hội đầu nhiệm kỳ. Hội cũng hỗ trợ 857 DN do PN thành lập được tư vấn, phát triển DN, tham gia ngày hội khởi nghiệp; hỗ trợ, giúp đỡ 310 hội viên, PN có ý tưởng khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp thành công bằng nhiều hình thức khác nhau với tổng số tiền hỗ trợ 13.969,5 triệu đồng…