Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng trao đổi,ườiViệtsínhngoạikhiếndoanhnghiệpcôngnghệkhópháttriểnthịtrườngnộiđịleipzig vs koln giải đáp thắc mắc của các doanh nghiệp tại Diễn đàn quốc gia Phát triển doanh nghiệp công nghệ Việt Nam. |
Trong trao đổi với các chuyên gia, đại diện cơ quan nhà nước và doanh nghiệp tại phiên chuyên đề “Chia sẻ giải pháp, kết nối các doanh nghiệp công nghệ” trong khuôn khổ Diễn đàn quốc gia Phát triển doanh nghiệp công nghệ Việt Nam được Bộ TT&TT chủ trì tổ chức ngày 9/5/2019, ông Lê Minh Quốc – Giám đốc Kỹ thuật Công ty MK Smart nhấn mạnh, doanh nghiệp chuyên sản xuất thẻ chip này cũng mong muốn làm chủ thị trường trong nước trước khi đưa sản phẩm vươn ra thị trường quốc tế.
Tuy nhiên, trên thực tế, trong khoảng 3 năm trở lại đây, doanh số xuất khẩu sản phẩm của MK Smart từ các thị trường nước ngoài như Nhật, châu Phi, Đông Nam Á… thường chiếm tới 60-70% tổng doanh số của công ty.
“Chúng tôi cũng rất mong muốn làm được nhiều hơn ở thị trường Việt Nam. Hiện nay, các cơ quan, tổ chức và người dùng tại Việt Nam vẫn có tâm lý thích sử dụng sản phẩm ngoại nhiều hơn. Tâm lý này tôi không biết bao giờ mới có thể xóa bỏ được. Ví dụ như, ngay với sản phẩm hệ điều hành con chip, thẻ SIM, thẻ ngân hàng… của MK Smart, làm ra rất vất vả nhưng khi tiếp cận, tìm cách bán cho các đơn vị trong nước gặp nhiều khó khăn, rào cản. Chúng tôi hy vọng khó khăn này sẽ được tháo gỡ, giải quyết bằng các cơ chế, chính sách của nhà nước trong thời gian tới, hỗ trợ phát triển các sản phẩm, giải pháp công nghệ trong nước”, ông Quốc cho hay.
Nói đến tình trạng ưu đãi ngược, doanh nghiệp nước ngoài được ưu đãi nhiều hơn các doanh nghiệp Việt Nam, đại diện MK Smart chia sẻ: “Chúng tôi mong muốn các doanh nghiệp công nghệ Việt Nam trong đó có MK Smart được cạnh tran bình đẳng với các doanh nghiệp nước ngoài”.
Tâm lý “sính ngoại” của người Việt đang là rào cản, gây khó khăn cho việc phát triển thị trường nội địa các doanh nghiệp Việt Nam. Thực tế này thời gian qua đã được nhiều doanh nghiệp CNTT, an toàn thông tin phản ánh.
Đơn cử như, với Công ty CP Công nghệ an ninh không gian mạng Việt Nam (VNCS), CEO Công ty này cho biết, cũng do tâm lý “sinh ngoại” của nhiều người dùng Việt Nam mà đến nay VNCS và nhiều doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực an toàn thông tin của Việt Nam vẫn đang phải triển khai hoạt động kinh doanh theo cả 2 hướng, tức là vừa phân phối các sản phẩm, giải pháp bảo mật quốc tế và vừa phát triển sản phẩm, giải pháp an toàn thông tin nội địa.
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)