Trong bối cảnh số hóa và dịch vụ trực tuyến bùng phát hiện nay,âmdữliệuchothuêXuhướngchodoanhnghiệptrongthờiđạimớtỷ số israel trung tâm dữ liệu (TTDL) được xem là “trái tim” của mỗi doanh nghiệp. Do đó các nhà quản lý mong muốn TTDL của mình phải hoạt động một cách an toàn, liên tục, và ổn định. Tuy vậy, vấn đề đầu tư vào một TTDL hoàn chỉnh và làm thế nào để áp dụng một cách hiệu quả các giải pháp TTDL vẫn đang là bài toán khó cho nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam. Ông Nguyễn Phú Quý – Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Công nghệ Truyền thông DTS - một trong những nhà cung cấp dịch vụ TTDL tiên phong tại VN - chia sẻ về thách thức và xu hướng sử dụng TTDL tại Việt Nam hiện nay.
Hiện nay, các doanh nghiệp Việt Nam đang gặp phải những thách thức gì trong việc áp dụng các giải pháp TTDL, thưa ông?
Tại Việt Nam, nhu cầu sử dụng TTDL bắt đầu tăng cao từ hai giai đoạn: 2006 – 2008 khi thị trường dịch vụ tài chính – ngân hàng phát triển mạnh và những năm 2010 đến nay do sự gia tăng các ứng dụng di động, điện toán đám mây... Ước tính trong 4-5 năm tới số lượng thiết bị kết nối với Internet trên toàn cầu sẽ đạt ngưỡng 50 tỷ, và VN cũng không nằm ngoài xu hướng này với số lượng thiết bị di động và thông minh tăng mạnh hàng năm, kéo theo đó là một nhu cầu khổng lồ về quản lý dữ liệu, thông tin. Do đó, việc triển khai các TTDL hiệu quả sẽ có ý nghĩa “sống còn” đến các doanh nghiệp trong tương lai.
Để đáp ứng những thách thức được đặt ra từ việc các ứng dụng phát triển trên nền tảng điện toán đám mây ngày càng tiêu tốn nhiều tài nguyên thông tin và năng lượng, doanh nghiệp cần các giải pháp TTDL được tích hợp toàn diện, có tính bảo mật cao, đồng thời dễ dàng mở rộng, nâng cấp, điều chỉnh tùy theo nhu cầu của doanh nghiệp theo thời gian.
Đặc biệt, vấn đề quản lý năng lượng tại các TTDL đang trở nên cần thiết hơn bao giờ hết, không chỉ bởi nó giảm bớt các tác hại đến môi trường mà còn giúp đảm bảo giá trị lợi nhuận cho doanh nghiệp. Các TTDL ngày nay không được phép là những trung tâm ngốn chi phí mà bắt buộc phải mang lại giá trị kinh doanh đích thực, đáp ứng những yêu cầu về an ninh dữ liệu cũng như quy định đặc thù của doanh nghiệp, đồng thời vẫn đảm bảo sự thân thiện với môi trường một cách bền vững.
Để đối phó với những thách thức này, các doanh nghiệp Việt Nam đang làm gì?
Trước đây, việc sở hữu một hệ thống TTDL riêng (bao gồm cả phần cứng lẫn phần mềm) được xem là ưu tiên hàng đầu. Gần đây, quan niệm này đã thay đổi và thế giới đang đi theo một xu hướng mới: Thuê dịch vụ. Với hình thức này, người sử dụng TTDL chỉ cần nêu rõ yêu cầu và được nhà cung cấp đáp ứng bằng các dịch vụ được thiết kế riêng biệt, phù hợp với yêu cầu được đưa ra. Hình thức cung cấp dịch vụ đang phát triển hiện nay là ứng dụng công nghệ điện toán đám mây (cloud). Như thế, người sử dụng không cần phải trang bị cả phần cứng lẫn phần mềm (Vốn đắt đỏ, yêu cầu chi phí đầu tư cao ngay từ ban đầu, khó nâng cấp khi nhu cầu thay đổi và đòi hỏi đầu tư một đội ngũ quản lý – vận hành riêng) mà chỉ đi thuê TTDL như một loại dịch vụ.