Trong khuôn khổ Diễn đàn Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0) được Bộ Công Thương tổ chức hôm nay,êngiabảomậtkhuyênngườidùngđừngkhoekhoangquánhiềutrênmạngxãhộđội hình real sociedad gặp rcd mallorca ngày 11/4/2017, tại phiên chuyên đề “Những thách thức trong CMCN 4.0”, các chuyên gia nhận định, thách thức về an toàn thông tin, bảo vệ dữ liệu cá nhân cùng với cùng với các thách thức về quản lý và nhân lực là 3 thách thức lớn trong cuộc CMCN 4.0.
Trong tham luận về “Hướng đi nào cho quản lý nhà nước trong bối cảnh xuất hiện ngày càng nhiều những mô hình kinh doanh sáng tạo mới”, ông Vũ Tú Thành - Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN đã chỉ ra rằng khai thác dữ liệu lớn là một xu hướng kinh doanh mới hiện nay, trong bối cảnh cuộc CMCN 4.0 đang ảnh hưởng, tác động đến mọi mặt của đời sống xã hội trên phạm vi toàn cầu.
Ông Thành nhận định, nguyên lý “Tài nguyên thiên nhiên là hữu hạn, còn tài nguyên thông tin là vô hạn” đang được áp dụng triệt để. Những cuộc CMCN trước đây phải mất nhiều thập kỷ mới tạo ra được các đế chế kinh doanh và tỉ phú; còn với CMCN 4.0 trong đó có cuộc cách mạng công nghệ số đã giúp tạo ra nhiều tập đoàn công nghệ tỉ USD với nhiều tỉ phú trong khoảng thời gian ngắn hơn nhiều. Những công ty công nghệ trẻ như Google, Facebook, Amazon, Alibaba…. Đều có mô hình kinh doanh phụ thuộc vào việc khai thác dữ liệu lớn. Họ chủ động thúc đẩy người dùng tạo ra càng nhiều dữ liệu càng tốt bằng cách cung cấp nhiều sản phẩm, dịch vụ ngày càng hữu ích và dễ tiếp cận (miễn phí hoặc chi phí thấp) để “dụ dỗ” người dùng.
“Những công ty công nghệ số có tuổi đời già hơn như IBM, Microsoft, Oracle, Intel, Qualcomm… cũng đã nhận ra và đang tận dụng cơ hội khổng lồ từ việc khai thác dữ liệu tạo ra bởi số lượng đông đảo các khách hàng sử dụng các dịch vụ và sản phẩm của họ. Kể cả những tập đoàn công nghiệp có truyền thống cả trăm năm như General Electric hay Siemens cũng đã đưa vào vận hành mô hình kinh doanh dưa trên khai thác dữ liệu lớn từ khách hàng của mình”, ông Thành cho hay.
Đại diện Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN cho rằng: “Xu hướng IoT đang phát triển ngày càng mạnh mẽ sẽ tiếp tục tạo ra lượng dữ liệu ngày càng khổng lồ. Với các thuật toán ngày càng thông minh và chi phí cho siêu máy tính đang giảm nhanh chóng, khả năng khai thác dữ liệu lớn của con người ngày càng tăng. Điều này mang lại cơ hội không chỉ cho những ông lớn mà ả những doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp khởi nghiệp”.
Tuy nhiên, ở góc độ của người làm bảo mật, ông Vũ Bảo Thạch, Phó tổng giám đốc Công ty Misoft, Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam (VNISA) nhận định chính xu hướng mô hình kinh doanh mới - khai thác dữ liệu lớn đã được ông Thành đề cập ở trên cũng đưa đến thách thức không nhỏ trong việc đảm bảo an toàn thông tin và bảo vệ dữ liệu cá nhân.
Ông Vũ Bảo Thạch cho biết, bảo vệ dữ liệu cá nhân ban đầu là thuật ngữ dùng để chỉ việc bảo vệ dữ liệu có liên quan đến cá nhân trước sự lạm dụng. Ngày nay, mục đích của việc bảo vệ dữ liệu được xem là để bảo vệ từng cá nhân không bị thiệt thòi trong việc quyết định về thông tin của chính mình, bị cơ quan/tổ chức hoặc cá nhân khác sử dụng. Bảo vệ dữ liệu cá nhân ủng hộ ý tưởng, về nguyên tắc mỗi người đều có thể tự quyết định là người nào, khi nào và dữ liệu cá nhân nào của mình được phép cho người khác xem/sử dụng.