Theo Reuters, tàu sân bay Phúc Kiến được Trung Quốc ra mắt vào tháng 6/2022. Đây là tàu sân bay được Trung Quốc thiết kế và chế tạo hoàn toàn ở trong nước.
Tàu Phúc Kiến lớn hơn và hiện đại hơn về mặt công nghệ so với tàu sân bay Sơn Đông, được đưa vào hoạt động năm 2019 và tàu sân bay Liêu Ninh mà Trung Quốc mua lại của Ukraine vào năm 1998 rồi tân trang trong nước.
Truyền hình quốc gia Trung Quốc hôm qua (2/1) đã phát đi hình ảnh tàu Phúc Kiến được một tàu nhỏ hơn kéo đi. Trong bản tin, có thể thấy rõ cả ba đường ray của hệ thống phóng điện từ trên boong tàu.
Tàu Phúc Kiến đang tiến hành các cuộc thử nghiệm, gồm cả thử neo đậu trước khi thử nghiệm trên biển. Theo Global Times, tàu sân bay Phúc Kiến đã bắt đầu thử hệ thống phóng máy bay điện từ vào tháng 11 năm ngoái.
Tàu sân bay Phúc Kiến của Trung Quốc được cho là tàu sân bay duy nhất trên thế giới được trang bị Hệ thống phóng máy bay điện từ (EMALS) mới nhất. Hệ thống EMALS của tàu Phúc Kiến có thể phóng nhiều loại máy bay hơn so với tàu sân bay Liêu Ninh và tàu Sơn Đông và nó cũng đáng tin cậy hơn, tiết kiệm năng lượng hơn, đánh dấu cột mốc quan trọng trong quá trình hiện đại hóa của quân đội Trung Quốc.
Chủ tịch Tập Cận Bình đã nhiều lần kêu gọi tăng cường khả năng sẵn sàng chiến đấu và tiến bộ công nghệ trước lễ kỷ niệm 100 năm thành lập Quân đội Giải phóng Nhân dân (PLA) vào năm 2027.
Video tiêm kích J-15 cất cánh từ tàu sân bay Trung Quốc tự đóngTàu sân bay Sơn Đông của hải quân Trung Quốc mới đây đã tổ chức diễn tập bắn đạn thật cùng các tàu khu trục và tiêm kích J-15 trên biển.(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)