Internet.org: Facebook có động cơ gì dưới cái mác 'từ thiện'?_kết quả urawa
时间:2025-01-17 05:05:05 出处:Cúp C1阅读(143)
Tháng 10/2014,óđộngcơgìdướicáimáctừthiệkết quả urawa Mark Zuckerberg đến làng Chandauli, Ấn Độ trong một chiếc trực thăng màu cam. Ngôi làng này chưa bao giờ có một vị khách nổi tiếng đến thăm. Chandauli chỉ cách thủ đô Delhi 3 - 4 giờ lái xe, vậy mà ngôi làng vẫn luôn tồn tại trong sự cô độc và bị lãng quên. Năm ngoái, khi một cậu bé dùng Internet để mua một chiếc xe máy cũ, cả dân làng đều kinh ngạc và gọi cậu là "một người hùng mua sắm trực tuyến".
Zuckerberg đến ngôi làng hẻo lánh này để tiến hành một thử nghiệm. Đầu năm đó, chính phủ Ấn Độ đã kêu gọi một tổ chức giúp dân làng Chandauli học hỏi thêm về kỹ thuật số. Cuộc chuyển dịch kỹ thuật số tại làng Chandauli chính là ý tưởng cho Zuckerberg. Anh muốn đem Internet về cho hàng triệu người chưa bao giờ được sử dụng công nghệ này trước kia. Đặc biệt là anh muốn đem đến một phiên bản của Internet mà trong đó Facebook đóng vai trò trung tâm.
Ngay sau khi hạ cánh, Zuckerberg nhanh chóng được dẫn tới trung tâm liên lạc của làng. Anh nhìn thấy những cánh đồng lúa mì, đường dây điện, lớp học và các em học sinh ngồi trên những sàn đất bẩn thỉu. Cái nóng tràn ngập khắp nơi. Đám đông đứng sau anh, nói chuyện xôn xao về một người đàn ông có cái tên “Juckerberg”. Nhưng khi anh bước vào bên trong trung tâm, cánh cửa đã bị đóng và cài chốt.
Zuckerberg ngồi vào một chiếc ghế nhựa, hỏi trẻ em trong làng về việc các em dùng máy tính tại trung tâm này như thế nào. Các phóng viên của tờ Time, cùng với nhiều nhân viên của Facebook cũng như các quan chức cũng có mặt trong thời điểm đó. Nhưng mọi chuyện chẳng diễn ra đúng theo kế hoạch. Chỉ ít lâu sau khi Zuckerberg tới, ngôi làng bị cắt điện. Mạng không dây, nguồn cung cấp Internet chính cho ngôi làng cũng mất theo. Một trong hai cậu bé đưa cho Zuckerberg chiếc điện thoại di động của mình và cố gắng mở trang cá nhân Facebook.
Lúc đó, Zuckerberg đã chứng kiến hình ảnh trang cá nhân của cậu bé ì ạch hiện lên thông qua kết nối 2G. Zuckerberg lẩm nhẩm: “Lỗi băng thông”. Anh trấn an những đứa trẻ và dân làng rằng trong chuyến thăm tiếp theo của mình, những vấn đề về khả năng kết nối này sẽ được khắc phục.
Ngày hôm sau, Zuckerberg trở lại New Delhi, anh đăng một bức ảnh mình chụp cùng đứa trẻ tại ngôi làng với dòng trạng thái: “Tận mắt nhìn thấy cách người dân ở đây sử dụng Internet là một trải nghiệm tuyệt vời với tôi. Một ngày nào đó, nếu có thể kết nối mọi ngôi làng, chúng ta có thể thay đổi cuộc sống của nhiều người hơn nữa và cải thiện thế giới cho tất cả chúng ta. Chandauli chỉ là khởi đầu”.
Trong suy nghĩ của Zuckerberg, bản đồ Internet của Ấn Độ gần như trắng trơn. Với Internet, hàng trăm triệu người có thể có cuộc sống tốt đẹp hơn. Mục tiêu vị CEO này đặt ra là người sử dụng sẽ không phải trả gì cả mà vẫn có thể truy cập vào một phiên bản Internet do Facebook lựa chọn.
Tuy nhiên, mong muốn của Zuckerberg tưởng như rất ổn mà lại chẳng dễ dàng để thực hiện. 7 tháng sau, kế hoạch vĩ đại của Facebook đem Internet về cho Ấn Độ đã bị tạm ngừng do vấp phải sự phản đối mạnh mẽ từ chính quyền địa phương, khối đá lớn nhất ngáng đường công ty trong suốt 12 năm lịch sử. Cuối cùng, dường như những gì Facebook làm là cố gắng tặng cho Ấn Độ một món quà, nhưng đó lại không phải là món quà mà Ấn Độ muốn.
Tại Mỹ và châu Âu, công việc làm ăn của Facebook phát triển mạnh mẽ. Tại những nơi này, cứ 4 trong số 5 người được kết nối với Internet thì hơn một nửa số này có sử dụng Facebook. Thế nhưng, tại những khu vực khác, gần một nửa dân số vẫn không có Internet. Không có quốc gia nào ngoài Trung Quốc có tiềm năng như Ấn Độ. Song Facebook lại bị cấm ở Trung Quốc.
Tính đến năm 2014, đã có khoảng 100 triệu người sử dụng Facebook tại Ấn Độ, nhưng công ty đánh giá số người dùng tiềm năng của Ấn Độ có thể lên đến vài trăm triệu. Theo tính toán của một vị giám đốc tại Facebook, công ty lên kế hoạch sẽ thu hút thêm 30% khách hàng mới cho tới năm 2020 và những người này sẽ đến từ Ấn Độ.
Đương nhiên "gã khổng lồ mạng xã hội này" chẳng ngồi đó mà đợi mọi người tự tìm đến với mình. Từ năm 2010, Facebook đã thử nghiệm rất nhiều chương trình, trong đó có Apollo. Mục đích của chương trình là kết hợp với những nhà mạng tại Philippines, Ấn Độ và châu Phi, cung cấp miễn phí các gói cước dữ liệu truy cập vào Facebook cho những người sử dụng di động để sau khi dùng thử thời gian đầu sẽ “dụ” họ tiếp tục sử dụng các gói trả phí.
Thành công của chương trình Apollo được thể hiện rõ nhất tại Philippines. Chính những kết quả này đã khiến Facebook nuôi tham vọng lớn hơn, đó là giúp hàng trăm triệu người trên khắp thế giới có thể sử dụng Internet. Tháng 2/2014, Zuckerberg đứng trên sân khấu của một hội nghị ngành di động tại Barcelona và tuyên bố kế hoạch về “Internet.org”. Đây chính là tham vọng của Mark Zuckerberg muốn cho toàn bộ người dân trên thế giới đều được hưởng các dịch vụ Internet cơ bản miễn phí.
猜你喜欢
- Đại diện phía Ý Nhi phủ nhận tin đồn gia đình trả vương miện
- Mỹ Tâm tiết lộ lý do 6 năm không mời Đức Phúc hát
- Scholars and youths play key role in promoting Việt Nam
- Sự thật về cô gái kiện cha mẹ vì tự ý sinh ra cô
- Hồ sơ giải mật hé lộ 'tiệc nhạy cảm' của Tổng thống Kennedy
- Nadal vào bán kết Roland Garros 2020
- Vợ chồng trẻ rủ nhau ‘đi trốn’ 1400km trên Nissan Almera
- Tổng Bí thư, Chủ tịch nước: “Giáo dục toàn diện tựu trung là đức và tài”
- Bốn 'nhà leo núi' Olympia trước giờ chung cuộc