Trong vài bản cập nhật phần mềm gần đây,ìsaoiOSmacOSngàycàngtệvànhiềulỗbong da ty le Apple luôn bị chê bai. Khi họ ra mắt bản iOS cải thiện hiệu năng và độ ổn định như iOS 12, nhiều người dùng cho rằng họ không giới thiệu được tính năng mới đáng chú ý.
Đến khi bản cập nhật nhiều tính năng như iOS 13 ra mắt thì nó lại thiếu ổn định, nhiều lỗi vặt. Cho tới nay, Apple đã phải tung ra tới 4 bản cập nhật để vá lỗi cho iOS 13.
Sau khi ra mắt hơn 1 tuần, theo thống kê có khoảng 30 lỗi lớn, nhỏ trên iOS 13. Điều đó khiến Apple gấp rút ra mắt bản cập nhât iOS 13.1 chỉ sau 5ngày. Ảnh: Cnet. |
Những bản cập nhật phần mềm macOS cũng gặp nhiều lỗi khó chịu. macOS Catalina vừa được phát hành trong tháng 10 tuy không có nhiều tính năng mới nhưng vẫn có lỗi vặt. Vậy tại sao Apple lại gặp khó khăn khi phát hành những phiên bản phần mềm mới đến vậy?
Theo David Shayer, kỹ sư phần mềm từng làm việc 18 năm tại Apple, có nhiều lý do dẫn tới những phiên bản cập nhật nhiều lỗi. Lý do đầu tiên, theo chia sẻ của Shayer, là quy trình làm việc ưu tiên những lỗi mới phát hiện tại Apple. Nhiều lỗi trên iOS, như lỗi chia sẻ ảnh trên iCloud hoặc đồng bộ danh bạ được cho là do quy trình làm việc khiến không ai sửa lỗi.
"Khi một kỹ sư thấy lỗi, anh ta phải sửa lỗi đó luôn. Tuy nhiên nếu như không sửa mà báo lỗi, và kỹ sư đảm bảo chất lượng nhận ra lỗi đã tồn tại trong một phiên bản trước đó, nó sẽ được đánh dấu là lỗi đã cũ. Với những lỗi cũ, có khả năng là sẽ không có ai được giao việc sửa lỗi", ông Shayer giải thích.
Lịch cập nhật quá sát, như iOS 13 phải sẵn sàng trước khi iPhone 11 ra mắt, cũng là một lý do khiến các bản cập nhật hay gặp lỗi. Ảnh: Nikkei. |
Một lý do khác ít người nghĩ đến là số lượng khách hàng của Apple giờ quá đông, và họ buộc phải tăng số tính năng trên mỗi bản phần mềm. Điều đó khiến cho việc kiểm soát lỗi của tất cả tính năng trở nên khó khăn hơn. Với mỗi lần phát hành cập nhật cho cả chục triệu thiết bị, việc đảm bảo không có lỗi là rất khó.
"Hệ điều hành hiện tại của Apple có khoảng vài chục triệu dòng code. Tất cả các thiết bị Apple như Mac, iPhone, iPad, Apple Watch, AirPods hay HomePod cần có khả năng giao tiếp với nhau và cùng sử dụng iCloud. Mọi ứng dụng đều phải xử lý đa luồng và làm việc cùng nhau.
Thiết bị Apple giờ phức tạp hơn nhiều so với quá khứ, do vậy việc phát triển và kiểm định cũng khó hơn", ông Shayer cho biết.
Những lý do khác mà cựu kỹ sư phần mềm của Apple đưa ra bao gồm lịch cập nhật quá sát, cảnh báo lỗi từ phía người dùng thiếu thông tin và thiếu các công cụ kiểm soát lỗi tự động. Tất cả những yếu tố này khiến cho phần mềm của Apple ngày càng tệ. Năm nay hãng công bố thời gian ra mắt iOS 13.1 trước cả khi iOS 13.0 chính thức phát hành, cũng là một cách thừa nhận chất lượng phần mềm không tốt.
"Về lâu dài, tôi tin là những lãnh đạo của Apple thấy rõ vấn đề và đang tìm cách giải quyết. Ngoài việc sửa lỗi tốn kém, phần mềm nhiều lỗi cũng khiến hình ảnh của công ty bị ảnh hưởng. Apple đặt giá rất cao cho sản phẩm của họ, do vậy những lỗ hổng phần mềm như thế này sẽ ảnh hưởng xấu tới danh tiếng của họ", cựu kỹ sư của Apple kết luận.