Ngày 11/6/2019,óThủtướngVươngĐìnhHuệKhôngdùngtiềnmặtgiúpnềnkinhtếminhbạchphòngchốngthamnhũtỷ số empoli tại TP Hồ Chí Minh, dưới sự chỉ đạo nội dung từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN), Bộ TT&TT, báo Tuổi Trẻ phối hợp cùng Vụ Thanh Toán (NHNN) tổ chức Hội thảo “Xã hội không tiền mặt: Chính sách và thực tiễn tại Việt Nam”. Ngoài ra, còn có sự tham gia phối hợp tổ chức của Công ty cổ phần thanh toán quốc gia Việt Nam (Napas), Hiệp hội thương mại điện tử Việt Nam (VeCom). Tham dự sự kiện này có Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng, Bộ trưởng Bộ KH-CN Chu Ngọc Anh, Thống đốc NHNN Nguyễn Minh Hưng, Phó Thống đốc NHNN Nguyễn Kim Anh, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Trương Vĩnh Tuyến và nhiều đại diện các bộ ngành khác. | Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ phát biểu tại Hội thảo - Ảnh: Hải Đăng |
Phát biểu chỉ đạo tại hội thảo, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho biết hiếm có hội thảo nào tập trung nhiều lãnh đạo chủ chốt của các bộ ngành như vậy. “Điều này cho thấy sự quan tâm như thế nào và mong muốn của Chính phủ như thế nào đối với việc mình bạch thương mại điện tử thông qua việc thanh toán không dùng tiền mặt”, Phó Thủ tướng phát biểu. Theo Phó Thủ tướng, xã hội không tiền mặt chỉ có một từ “không”, nhưng ít nhất sẽ thêm 5 “có”. Đầu tiên, có sự tiện lợi và giảm chi phí cho người dân và cho doanh nghiệp. “Tôi đọc báo gần đây thấy cảnh phụ huynh xếp hàng đóng tiền học bán trú cho con, việc này vừa lãng phí thời gian và lãng phí công sức”, Phó Thủ tướng nêu vấn đề. Khi giảm lưu thông tiền mặt thì nhà nước giảm được nhiều thứ. Dễ thấy trước mắt là xe chuyên dụng chở tiền, hệ thống kho bãi, chi phí in tiền sẽ giảm xuống, gia tăng hiệu quả hoạt động của hệ thống ngân hàng. Tiếp đến, không tiền mặt sẽ có sự minh bạch trong hoạt động của doanh nghiệp, của nền kinh tế và của người dân. Đó là điều mong muốn hướng tới. Việc minh bạch cũng giúp phòng chống tham nhũng, kể cả tham nhũng lớn và tham nhũng nhỏ. Ngoài ra, còn góp phần phòng chống rửa tiền, chống nạn tội phạm kinh tế Cùng với đó, xã hội không tiền mặt sẽ có sự phát triển dịch vụ giá trị gia tăng tại các ngân hàng. Các ngân hàng sẽ có động lực để phát triển nhiều dịch vụ hơn. Tỷ trọng doanh thu và tỷ trọng lợi nhuận của các ngân hàng có dịch vụ giá trị gia tăng cao cũng tăng lên. Việc này kích thích nhiều ngành nghề liên quan khác phát triển. Thứ năm, có sự phổ cập trong việc tiếp cận các dịch vụ công, ngay cả các vùng sâu vùng xa cũng có thể dùng mọi dịch vụ. Đó là lý do vì sao hội thảo có sự góp mặt của lãnh đạo Bộ TT&TT vì hiện nay mạng lưới di động phủ đến tận vùng sâu vùng xa nên dịch vụ tiền di động (mobile money) có thể tiếp cận tới đây, trong khi ngân hàng chưa tiếp cận được. | Phó Thống đốc NHNN Nguyễn Kim Anh. |
Phát biểu tại Hội thảo, Phó Thống đốc NHNN Nguyễn Kim Anh cho rằng thanh toán không dùng tiền mặt giúp người dân tiết kiệm thời gian, chi phí và độ an toàn cao hơn. Với các đơn vị bán hàng hóa, dịch vụ, thanh toán điện tử giúp triển khai, cung ứng dịch vụ nhanh chóng; đánh giá, phân loại và mở rộng tập khách hàng nhờ khai thác dữ liệu điện tử… Xã hội không tiền mặt là xu hướng phát triển tất yếu trong bối cảnh của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, tạo ra tác động kép vừa thúc đẩy tăng trưởng kinh tế vừa hỗ trợ thực hiện chiến lược tài chính toàn diện thông qua phổ cập dịch vụ ngân hàng-tài chính. Tuy nhiên, theo Phó Thống đốc, xã hội không tiền mặt cũng có những vấn đề quan ngại trước những rủi ro tiềm ẩn về tính bảo mật, an toàn dữ liệu, an ninh mạng... Đây là điều mà các cơ quan quản lý của Việt Nam đang và sẽ rất lưu tâm trong quá trình hoạch định, triển khai các chính sách hướng tới một xã hội không dùng tiền mặt. | Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng (trái) và Bộ trưởng Bộ KH&CN Chu Ngọc Anh tại Hội thảo - Ảnh: Hải Đăng |
Chuỗi sự kiện “Ngày không tiền mặt” là một trong những hoạt động thiết thực, góp phần hiện thực hóa các mục tiêu của Chính phủ tại Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM) giai đoạn 2016-2020, Đề án đẩy mạnh thanh toán qua ngân hàng đối với các dịch vụ công, Đề án nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ ngân hàng cho nền kinh tế, góp phần thực hiện chiến lược tài chính toàn diện quốc gia và Nghị quyết 02 về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2019 và định hướng đến năm 2021. Thúc đẩy thanh toán điện tử hướng tới xã hội không tiền mặt là xu hướng phát triển tất yếu trong bối cảnh của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, tạo ra tác động kép vừa thúc đẩy tăng trưởng kinh tế vừa hỗ trợ thực hiện chiến lược tài chính toàn diện thông qua phổ cập dịch vụ ngân hàng-tài chính. |