- Liệu pháp hiệu ứng tâm lý placebo được đánh giá là góp phần thuyên giảm 40% trong sự thành công của việc trị bệnh trầm cảm. Theốngtrầmcảmvớiliệuphácúp pháp hôm nayo tổ chức Y tế Thế giới WHO, trung bình mỗi năm có đến 850.000 người chết vì bệnh trầm cảm. Có thể đến năm 2020 căn bệnh này được xếp hạng thứ hai về các căn bệnh nặng. Điều đáng nói là hiện nay khoảng 121 triệu người mắc bệnh này trên toàn cầu thì chỉ có 25% trong số đó được chữa trị kịp thời và đúng phương pháp. Trầm cảm là hiện tượng ức chế của các quá trình hoạt động tâm thần với bệnh cảnh lâm sàng gồm các triệu chứng thường gặp như: Nét mặt buồn rầu, ủ rũ, mau mệt mỏi, không muốn làm việc, mất hoặc giảm mọi quan tâm thích thú ngay cả những đam mê thích thú cũ, giảm tập trung chú ý, mất hoặc giảm tự tin, tự đánh giá thấp mình. Quá trình suy nghĩ chậm chạp, ý tưởng nghèo nàn, tự cho mình có tội, bi quan về tương lai. Một số trường hợp trầm cảm nặng, bệnh nhân có thể có ý nghĩ hoặc hành vi tự sát. Trong trầm cảm thường có các triệu chứng của cơ thể như mất ngủ (thường là mất ngủ cuối giấc, thức dậy sớm), hồi hộp, đánh trống ngực, mạch nhanh, đau mỏi xương cơ khớp, sút cân, giảm hoạt động tình dục. Bệnh nhân thường có hội chứng lo âu và những cảm giác căng thẳng, bất an, sợ hãi... Người bệnh rối loạn trầm cảm sẽ dẫn đến gián đoạn học tập và khả năng lao động, rối loạn khả năng thích ứng, dần dần tách rời xã hội, chất lượng cuộc sống bị giảm sút sau mỗi giai đoạn trầm cảm. Bệnh càng trở nên trầm trọng khi 20% số họ trở nên mạn tính. Người bệnh có nguy cơ tự sát cao khi bị trầm cảm tái diễn. Trầm cảm gia tăng còn thúc đẩy tỷ lệ lạm dụng rượu và ma tuý, không chỉ gây ra những thiệt hại cho cá nhân, rối loạn trầm cảm còn ảnh hưởng lớn đến chất lượng sống của gia đình và xã hội. Trong điều trị trầm cảm, liệu pháp hiệu ứng tâm lý placebo được đánh giá là góp phần thuyên giảm 40% trong sự thành công của việc trị bệnh. Thuật ngữ placebo có trong từ điển y học 1894, để chỉ giả dược giống hệt thuốc thật song không chứa hoạt chất chữa bệnh. Placebo làm người bệnh có niềm tin là dùng “thuốc thật” nên từ 1785 được định nghĩa là thuốc gây niềm tin (make-believe medicine). Sau này placebo còn mở rộng, bao gồm cả những điều tạo niềm tin như uy tín, thái độ tận tình, sự khích lệ của thầy thuốc, gọi chung là hiệu ứng plaebo. Sự quan tâm, chăm sóc tận tình của thầy thuốc sẽ giúp người bệnh có niềm tin khỏi bệnh, các giả thuyết được đưa ra để lý giải cho phương pháp này là: Thói quen: Lần trước được điều trị trong môi trường y khoa tốt (thầy thuốc chu đáo tận tụy, thuốc men đầy đủ) nên khỏi bệnh. Lần sau đến lại nơi ấy, người bệnh nhớ lại môi trường y khoa cũ mà mình từng thụ hưởng thì cũng sẽ đỡ bệnh. Thuyết sinh hóa: Khi dùng placebo, người bệnh đinh ninh nghĩ rằng mình đang được thầy thuốc cho “thuốc thật”, có niềm tin mình được chữa bệnh… thì thần kinh sẽ hoạt động kết hợp với nội tiết tạo ra endorphin nội sinh làm giảm đau, đỡ bệnh. Thuyết nâng đỡ: Người bệnh ở trong trạng thái căng thẳng về bệnh tật. Cho dùng placebo (khích lệ, hứa hẹn) thì họ đinh ninh rằng mình đang được điều trị với thầy tốt thuốc tốt, cảm giác được nâng đỡ ấy từ thần kinh sẽ khởi động các hoạt động các cơ phận theo hướng giải tỏa căng thẳng, dẫn tới đỡ bệnh. Dù diễn đạt theo các cách khác nhau nhưng giả thiết trên đều có một quan niệm thống nhất, đó là hiệu ứng placebo là có thật nhưng không phải là do tác động trực tiếp của placebo lên các yếu tố gây bệnh mà do placebo tạo ra niềm tin. Niềm tin đó có từ thần kinh trung ương sẽ tác động làm cho các cơ phận khác hoạt động theo hướng tích cực dẫn tới đỡ bệnh. Tuy nhiên, những lý giải vẫn chỉ là giả thuyết và gây nhiều tranh cãi. Ngọc Mai |