Hôm 20/12,ổikiếmbộntiềnnhờlỗkeo nha cai 6 BBC phỏng vấn khoảng 20 tin tặc có liên quan đến việc tấn công và đánh cắp tài khoản của người chơi Fortnite, sau đó rao bán chúng trên mạng xã hội.
Fortnite là game online miễn phí, thu hút hàng triệu người chơi khắp thế giới. Epic Games thu lợi từ việc bán các "skin" hay "emote" thông qua cửa hàng online trong game. Theo số liệu mà BBC cung cấp, lợi nhuận từ nguồn thu này ước tính vào khoảng 1 tỷ bảng Anh.
Hầu hết vật phẩm mua bán trong cửa hàng của Epic Games chỉ dùng để "tân trang" cho nhân vật, không hề có sự phân biệt giữa người chơi free và người dùng nạp thẻ.
Tuy nhiên, gần 200 triệu game thủ Fortnite đều bỏ tiền đầu tư cho tài khoản của mình. Vì thế, một tài khoản được rao bán có giá dao động từ 25 bảng cho đến hàng trăm bảng Anh tùy thuộc vào số lượng/giá trị skin hay emote mà nhân vật sở hữu.
Trả lời BBC, tin tặc người Anh chia sẻ bản thân bắt đầu sự nghiệp chôm chỉa tài khoản vào đầu mùa hè năm nay, khi mới 14 tuổi. Hacker này từng là nạn nhân của một vụ đánh cắp tương tự.
Cậu bé 14 tuổi chia sẻ đã đầu tư khoảng 50 bảng Anh vào tài khoản Fortnite nhưng đã bị tước đoạt tất cả. "Một email gửi đến tôi nói rằng mật khẩu đã bị thay đổi và xác minh hai lớp cũng bị người khác lấy mất", hacker nhỏ tuổi chia sẻ.
Để qua mặt bước xác minh hai lớp, tài khoản Fortnite phải được nhập mã bảo mật gửi từ email hoặc đăng nhập thông qua một ứng dụng của Epic Games trên smartphone. Giống như nhiều nạn nhân khác, cậu bày tỏ nỗi chán chường trên Twitter.
"Có người nhắn tin và bảo rằng chỉ với 25 bảng Anh tôi có thể mua được một tài khoản khác xịn hơn và tôi đã mua nó", cậu bé nhớ lại.
Sau đó vài ngày, hacker này được một team chuyên đánh cắp tài khoản tiếp cận trên mạng xã hội và gia nhập vào giới "Fortnite cracking".
Đầu tiên, tổ chức hacker hướng dẫn cậu bé nơi có thể tìm thấy nhiều danh sách chứa tên và mật khẩu của người dùng bị ảnh hưởng bởi các đợt rò rỉ thông tin trước đó. Tiếp theo, tổ chức này còn chỉ nơi có thể mua những công cụ hack "có sẵn" để gài vào trang chủ đăng nhập của Fortnite.
Cuối cùng, một khi đã độc chiếm được mục tiêu, tổ chức hướng dẫn cách thức vô hiệu hóa bảo mật và rao bán trên thị trường chợ đen, vốn luôn trong tình trạng "khát hàng".
Hacker 14 tuổi chia sẻ chỉ học qua một lần, cậu nắm giữ công cụ có thể khai thác 1.000 tài khoản Fortnite chỉ trong một ngày.
"Yếu tố may mắn quan trọng không kém, tỷ lệ bạn hack được tài khoản có đồ ngon hay không là 50/50", tin tặc trẻ tuổi nói.
Hacker 14 tuổi tự nhận bản thân hiện nắm giữ vị trí trung lưu trong giới hacker. Chỉ trong tuần đầu tiên hành nghề, cậu bé đã kiếm được 1.500 bảng Anh và mua được một chiếc xe đạp mới cùng với nhiều game khác.
"Tôi biết hành vi của mình là phạm pháp. Bố mẹ cũng biết nhưng không hề ngăn cấm", cậu bé nói.
Chiếu theo Bộ luật lạm dụng công nghệ ở Anh, người vi phạm có khả năng phải nhận án phạt lên đến 2 năm tù. Nhiều tin tặc không hề tỏ ra lo lắng hay quan tâm đến hậu quả cho hành vi của mình.
Trả lời BBC trong trò chơi Fortnite, một tin tặc 17 tuổi nổi tiếng từ Slovenia cho rằng mình không thể bị bắt vì không ai tìm ra được. Hacker này tuyên bố đã kiếm được 16.000 bảng Anh trong vòng 7 tháng nhờ vào hành vi tấn công và buôn bán tài khoản trái phép. Để xác thực lời nói của mình, tin tặc đã gửi ảnh chụp màn hình tài khoản Paypal và ví Bitcoin cá nhân.
"Tôi tham gia vào mấy vụ hack, nhưng không có gì nghiêm trọng", một hacker 15 tuổi sống ở Pháp vừa kiếm được 2.300 bảng Anh cho hay.
Hiện tại, Epic Games, đơn vị vận hành chính thức tựa game Fortnite từ chối phát biểu và bình luận về vụ việc.
Theo Zing