(BDO) Được du học,ỏphốvềquêkhởinghiệpkiếmdoanhthuhàngtỉđồngnăkèo bóng đá trực tuyến hôm nay tiếp xúc với nhiều mô hình kinh doanh hiệu quả ở thành thị nhưng có những người trẻ lại chọn trở về quê hương Bình Dương làm nông dân. Liệu về quê để “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời” có thành công? Lợi nhuận “khủng” từ nông sản Du học Hà Lan từ năm 2017, chị Lâm Thị Mỹ Tiên (26 tuổi), ngụ tại xã Hiếu Liêm, huyện Bắc Tân Uyên, có cơ hội đến nhiều quốc gia, như: Bỉ, Pháp, Đức, Ý. Từng muốn lập nghiệp ở nước ngoài, nhưng chị Tiên bỗng thay đổi ý định khi thăm bán đảo Positano (Ý). Chị Tiên bên vườn quýt trĩu quả. Ảnh: Thượng Hải Điều này khiến chị chạnh lòng vì quê nhà Hiếu Liêm vốn trồng nhiều cam, quýt ngon nhưng ít được biết đến. “Nhắc Bình Dương là người ta nghĩ ngay đến các công ty, xí nghiệp mà không biết nơi đây có thể trồng được trái cây. Thậm chí đem cam sành, quýt đường Hiếu Liêm đi bán, người mua cũng nghĩ là của miền Tây”, chị Tiên chia sẻ.
Từ những day dứt đó, năm 2019, chị Tiên từ bỏ nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn ở Hà Lan để về quê làm… nông dân. Cuộc sống của chị nhanh chóng đảo ngược hoàn toàn khi ngày đêm “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời” và xung quanh là những lời bàn tán xôn xao về sự nghiệp. Tuy nhiên đến năm 2021, chị đã xây dựng nên thương hiệu C-Farm, quản lý hơn 10 ha trồng nhiều loại nông sản, như: cam sành, cam xoàn, cam V2, quýt đường, quýt hồng… với doanh thu khoảng 3 tỉ đồng/năm. Có nhiều năm làm mô hình kinh doanh ở TP.HCM về lĩnh vực nhà ở và khách sạn, nhưng anh Hồ Hoàng Hiếu (33 tuổi), ngụ tại xã An Long, huyện Phú Giáo, quyết định ở quê khởi nghiệp với nấm hữu cơ và yến sào. “Sau thời gian dài ở quê chống dịch Covid-19, tôi tình cờ tìm hiểu nhiều mô hình nuôi trồng và kinh doanh nông sản có tiềm năng. Do đó, tôi bắt đầu tự học cách xây cơ sở và mô hình khởi nghiệp từ năm 2019”, anh Hiếu cho biết. Hiện tại, chị Tiên đang nghiên cứu phát triển và chế biến sản phẩm từ cam quýt. Ảnh: Thượng Hải Tuy nhiên, thời gian đầu vì những cách biệt về địa lý, khí hậu và kỹ thuật chuyên môn đã khiến anh Hiếu liên tục gặp thất bại. Đặc biệt là mảng nấm hữu cơ, khi chỉ mới khởi trại nuôi trồng hơn nửa năm, anh chịu lỗ hơn 400 triệu đồng. “Vì thiếu nhiều kiến thức về nông nghiệp nên tôi đã học thêm quy trình sản xuất sản phẩm hữu cơ tại Trung tâm Ứng dụng công nghệ cao AHRD ở huyện Củ Chi, TP.HCM. Khi vững vàng mới về phục dựng lại các mô hình nuôi trồng”, anh cho hay. Hiện tại, anh Hiếu có nhiều nhà yến ở Bình Dương, Bình Phước, Đắk Lắk với doanh thu khoảng 800 triệu đồng/năm. Đồng thời, sở hữu cơ sở trồng 40.000 phôi nấm linh chi và bào ngư hữu cơ tại huyện Phú Giáo với diện tích 1.000 m2, doanh thu khoảng 300 triệu đồng/năm. Cơ sở trồng nấm hữu cơ của anh Hiếu. Ảnh: NVCC Hỗ trợ kết nối, tiêu thụ nông sản Bình Dương Theo đại diện Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Dương, cho biết: “Để giới thiệu, quảng bá các sản phẩm nông sản trên địa bàn tỉnh, hằng năm, đơn vị đã phối hợp với các Sở, ngành chức năng hỗ trợ người dân sản xuất, kinh doanh các sản phẩm nông nghiệp tham gia các sự kiện, hội chợ, triển lãm trong và ngoài tỉnh, như: Hội nghị kết nối cung - cầu hàng hóa và Hội chợ Công Thương vùng Đông Nam Bộ - Bình Dương; Tuần lễ Văn hóa - Ẩm thực - Du lịch - Thương mại và Hội chợ sản phẩm OCOP tỉnh Bình Dương; Hội chợ - triển lãm Giống, Nông nghiệp Công nghệ cao TP.HCM...”. Anh Hiếu thường tham gia các hội nghị, sự kiện về chia sẻ kinh nghiệm và chuyển giao công nghệ nuôi trồng nông sản miễn phí đến người dân. Ảnh: NVCC Ngoài ra, Sở còn tổ chức nhiều lớp tập huấn hướng dẫn cấp mã số vùng trồng, đóng gói xuất khẩu và hỗ trợ đưa các sản phẩm nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử để tăng cường kết nối, tiêu thụ. Đặc biệt ban hành nhiều chương trình, kế hoạch, đề án phát triển sản phẩm nông nghiệp theo từng giai đoạn. Sản phẩm của anh Hiếu được triển lãm tại các hội nghị, sự kiện về chia sẻ kinh nghiệm và chuyển giao công nghệ nuôi trồng nông sản Chị Tiên cho biết, điều người nông dân sợ nhất là cảnh “được mùa rớt giá” rồi phải “giải cứu” nông sản liên tục. “Cứ trồng nhiều không bán được và gắn mác “giải cứu” như vậy càng làm cho nông sản mất giá trị”, chị nói. Nhờ sự hỗ trợ của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Dương tạo điều kiện tham gia các hội chợ ở Bình Dương, TP.HCM, Bình Thuận và Thái Lan, chị Tiên đã kinh doanh nông sản hiệu quả. “Số lượng quýt hồng mà tôi bán trong dịp tết 2024 có doanh thu hơn 150 triệu đồng chỉ trong vòng 10 ngày phát trực tiếp trên mạng xã hội. Do đó, tôi mong muốn địa phương sẽ tạo thêm nhiều cơ hội để nông dân có cơ hội được hướng dẫn truyền thông, quảng bá hình ảnh nông sản trực tiếp đến người tiêu dùng”, chị cho hay. Thời gian qua, Sở NN&PTNT tỉnh Bình Dương luôn chú trọng hỗ trợ người dân sản xuất, kinh doanh các sản phẩm nông nghiệp (Trong ảnh: Lễ công bố và trao giấy chứng nhận sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh) Còn anh Hoàng Hiếu mong muốn những người trẻ khởi nghiệp sẽ được hỗ trợ, hướng dẫn từ nhiều chuyên gia, vì nông nghiệp không chỉ làm sản phẩm mà còn là cách bán cho thị trường, tiêu thụ và bảo quản. “Hiện tại, tôi đã và đang chuyển giao miễn phí các mô hình khởi nghiệp và kỹ thuật nuôi trồng đến bà con nông dân. Từng trải qua những khó khăn, tôi nhận ra nếu giúp người khác làm tốt mô hình khởi nghiệp, tạo sinh kế và tránh thua lỗ do thiếu kinh nghiệm thì bản thân cũng được cộng sinh những giá trị phát triển tương xứng”, anh Hiếu cho hay. Chia sẻ về lời khuyên gửi đến những nhà khởi nghiệp với nông sản, chị Tiên cho biết: “Đối với các bạn trẻ khởi nghiệp lĩnh vực nông nghiệp, ngoài niềm đam mê và quyết tâm thì cần phải có kế hoạch dài hạn, sự chuyên nghiệp trong công việc như nắm bắt rõ sản phẩm mình làm ra bán ở đâu, nhu cầu thị trường hay làm thế nào để có giá cả cạnh tranh, xác định lợi thế cạnh tranh, ưu điểm và khuyết điểm của sản phẩm, đồng thời phải làm chủ được công nghệ, quy trình sản xuất. Có như vậy việc khởi nghiệp nông sản mới có thể trụ vững ở thị trường”. |