Họ,ữngngườiconViệtNamvàkýứcvềnướcbạnLàti le ca cuoc chau a là đại diện cho hàng ngàn quân tình nguyện và chuyên gia quân sự Việt Nam đã cống hiến năm tháng tuổi xuân cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng nước bạn Lào. Đến nay, mặc dù đã ở tuổi xưa nay hiếm song họ vẫn tham gia tích cực vào các hoạt động hữu nghị, là cầu nối quan trọng thúc đẩy mối quan hệ đặc biệt thủy chung giữa hai nước Việt-Lào.
Ký ức về “ Một thời để nhớ”
Tiếp chúng tôi trong căn nhà tập thể của khu “phố lính” Lý Nam Đế là một vị tướng già đã ngoài 90 tuổi. Ông là Thiếu tướng Huỳnh Đắc Hương, người đã có nhiều năm gắn bó với đất nước Triệu Voi xinh đẹp.
Nhắc nhớ lại một thời sống, chiến đấu tại chiến trường nước bạn, vị tướng già hào hứng với những kỷ niệm sâu sắc, không thể nào quên. Ông kể: trước Cách mạng tháng Tám, tôi đi dạy học và hoạt động cách mạng ở nhiều miền dọc dải Trường Sơn. Trong thời gian đó, tôi đã có cơ hội gặp gỡ, tiếp xúc và sống trong sự đùm bọc của một số bà con người Lào sống ở vùng biên. Sự ân cần, giúp đỡ của người dân Lào đã khiến chúng tôi gắn bó hơn với con người và đất nước Lào từ đó.
Giáo sư Trần Đình Hòe (bên phải) gặp lại cô y tá mà ông đã từng đào tạo cách đây 40 năm
Đến đầu năm 1965, đế quốc Mỹ ồ ạt đưa quân viễn chinh vào miền Nam, tiến hành leo thang chiến tranh ra miền Bắc. Trước đó, ở Lào, địch củng cố lực lượng tay sai, mua chuộc, phân hóa hàng ngũ trung lập, gây ra cuộc đảo chính tháng 9-1964 lật đổ Chính phủ Liên hiệp lần 2, xé bỏ Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1962 về Lào. Khi đó, thiếu tướng Huỳnh Đắc Hương đang công tác ở Cục Tổ chức, Tổng Cục Chính trị thì được Quân ủy Trung ương giao nhiệm vụ tổ chức một đoàn đi kiểm tra các hoạt động của bộ phận chuyên gia quân sự và các đơn vị tình nguyện của Việt Nam tại Nam Lào, đặt kế hoạch phối hợp cùng lực lượng vũ trang nước bạn đẩy mạnh hơn nữa hoạt động, mở rộng cơ sở cách mạng ở vùng này. 10 năm liền từ năm 1965 đến 1975, dù ở cương vị Phó Chính ủy Mặt trận Tây Nguyên, Chính ủy Quân khu Tây Bắc rồi Trưởng đoàn chuyên gia quân sự Việt Nam tại Lào, ông đã luôn kề vai, sát cánh với các bạn Lào đấu tranh giải phóng nước bạn. Với ông, lời dạy của Bác Hồ “Phải biết yêu thương sông núi, cỏ cây, nhân dân Lào như yêu thương chính cỏ cây, sông núi, nhân dân Tổ quốc Việt Nam”, đó chính là động lực giúp ông hoàn thành nhiệm vụ quốc tế một cách xuất sắc, là chất xúc tác để gắn kết cuộc đời ông với nước Lào.Cũng như Thiếu tướng Huỳnh Đắc Hương, GS-Tiến sĩ, Thầy thuốc nhân dân Trần Đức Hòe, cây đại thụ của ngành y học Việt Nam đã có nhiều năm là lính quân y phục vụ chiến trường Nam Lào. Ông có công lớn trong việc dìu dắt và hướng dẫn biết bao y tá, bác sĩ Lào, phục vụ chiến trường.
Sinh trưởng trong một gia đình có truyền thống hiếu học tại huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định, ngay từ nhỏ, ông đã cố gắng phấn đấu học tập thật giỏi để mai sau có thể trở thành bác sĩ phục vụ đất nước. Và ước mơ đó đã trở thành sự thật, cậu bé Hòe ngày xưa đã trở thành bác sĩ, được giao nhiệm vụ đi phục vụ chiến trường Nam Lào từ năm 1961.
Giáo sư Trần Đình Hòe ngồi lật giở những trang hồi ký, ghi lại những kỷ niệm sâu sắc mà ông đã từng trải qua tại chiến trường Nam Lào. Ông kể lại với giọng điệu đầy tự hào: Những ai đã từng tham gia chiến đấu thì không thể nào quên những ngày ở chiến trường, khó khăn nguy hiểm đến cùng cực, ranh giới giữa sự sống và cái chết mong manh và người nắm giữ một phần ranh giới đó là những người thầy thuốc, bác sĩ. Nhận thức được vai trò, trách nhiệm của mình, nên bản thân tôi không ngừng cố gắng để níu giữ sự sống cho các đồng chí, đồng đội mình. Đối với ông 6 năm phục vụ chiến trường Nam Lào là một “thời để nhớ” đối với một người lính quân y. Tại chiến trường này, ông đã cứu được nhiều chiến sĩ của ta và bạn. Ông chia sẻ, trong chiến tranh, tính mạng các chiến sĩ không chỉ bị đe dọa bởi mưa bom bão đạn mà còn rình rập nhiều rủi ro khác như bệnh tật, bị thú rừng tấn công, rơi xuống vách đá…
Những dòng kỷ niệm như đang hiện hữu dần trong tâm trí của GS Trần Đình Hòe, ông tiếp tục câu chuyện, đời người bác sĩ, nhất là bác sĩ quân y phục vụ chiến trường, chuyện chứng kiến đồng đội hy sinh và bị thương là vô cùng nhiều, song cũng có những trường hợp để lại cho tôi những ấn tượng không bao giờ nhạt phai. Ông kể rằng trong số những người thương binh mà ông chữa trị, có một đồng chí thương binh tên là Hòa, bị thương rất nặng, Anh bị gãy xương đùi và nhiễm trùng, thối xương, không xử lý cơ bản gây nguy hiểm đến tính mạng. Trong hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn, ông và những đồng nghiệp đã căng dù kiểu dã chiến làm bàn mổ bằng tre nứa và cưa chân cho bệnh nhân bằng lưỡi cưa quân khí và gây tê tại chỗ, cuối cùng đã cứu sống được bệnh nhân. Ông chia sẻ: khó khăn gian khổ là vậy nhưng những tháng ngày sống, chiến đấu, phục vụ chiến trường là những quãng đời đáng nhớ, đáng tự hào trong hồi ức của một người chiến sĩ quân y.
Nay ở tuổi 78, mái tóc bạc trắng, bác Quàng Văn Đưa, ở xã Chiềng Xôm, thành phố Sơn La nguyên là Trung tá, Tham mưu phó Mặt trận 379 đã có hơn 20 năm tham gia chiến đấu, công tác, phục vụ tại đất nước Lào.
Mặc dù giờ tuổi đã cao, trí nhớ không còn minh mẫn nữa nhưng khi nói về những năm tháng chiến đấu gian khổ cùng bộ đội Pathet Lào, người chiến sĩ ấy như được sống lại với thời tuổi trẻ đầy oanh liệt. Ông kể, năm 1967, khi đó tôi đang là Tiểu đoàn phó Tiểu đoàn 428 của tỉnh Sơn La thì được cử sang “Chiến trường C”, đóng quân tại Mường Son, tỉnh Hủa Phăn của Lào. Năm 1972, tôi được đề cử giữ chức Tham mưu Trưởng Trung đoàn 148. Trong thời gian chiến đấu tại Lào, tôi đã tham gia vào nhiều trận đánh, giải phóng một số địa phương của Lào. Ngoài nhiệm vụ phối hợp chiến đấu, tôi và các đồng chí trong đơn vị còn giúp bạn xây dựng lực lượng, mở đường giao thông, xây dựng kinh tế, được bà con các bộ tộc Lào đùm bọc, tin yêu…
Tô thắm tình cảm thủy chung Việt – Lào
Trong thời chiến, những chiến sĩ quân tình nguyện, chuyên gia quân sự Việt Nam như Thiếu tướng Huỳnh Đắc Hương, GS-TS Trần Đức Hòe và bác Quàng Văn Đưa đã cống hiến cả tuổi thanh xuân, đồng cam cộng khổ, kề vai sát cánh cùng nhân dân các bộ tộc Lào anh em đấu tranh giành độc lập dân tộc.
Chiến tranh đã lùi xa, hai nước Việt Nam và Lào đã, đang tiến hành công cuộc Đổi mới và bước đầu đã gặt hái được nhiều thành công trên mọi lĩnh vực.
Phát huy truyền thống tốt đẹp và với ý chí quyết tâm của bộ đội cụ Hồ, mặc dù tuổi đã cao song Thiếu tướng Huỳnh Đắc Hương và GS-TS Trần Đức Hòe vẫn tích cực tham gia vào Ban Chấp hành Trung ương Hội hữu nghị Việt – Lào và Ban Liên lạc quân tình nguyện và chuyên gia quân sự Việt Nam tại Lào.
Thiếu tướng Huỳnh Đắc Hương tâm sự, ở cái tuổi này rồi, ai cũng muốn nghỉ ngơi nhưng với tình cảm yêu thương, gắn bó với nhân dân, đất nước Lào, tôi muốn dành tất cả thời gian còn lại của cuộc đời để giúp thế hệ trẻ hiểu rõ hơn về mối quan hệ Việt – Lào để qua đó thế hệ trẻ có ý thức hơn trong việc bảo vệ, giữ gìn và phát huy mối quan hệ đặc biệt này.
Là giáo sư hàng đầu về kỹ thuật ngoại khoa và tiết niệu, bằng những kiến thức của mình, GS-TS Trần Đức Hòe đã viết nhiều cuốn sách chuyên khoa giúp ích cho nhiều thế hệ y khoa sau này. Mặc dù, giờ đã bước sang tuổi 86 song GS Hòe vẫn cần mẫn nghiên cứu và vẫn tham gia hướng dẫn cho các thế hệ bác sĩ, trong đó có cả các bác sĩ Lào được gửi sang đào tạo tại Việt Nam. Giáo sư Hòe chia sẻ, trong thời chiến khó khăn gian khổ là vậy mà chúng ta vẫn tranh thủ mở nhiều lớp đào tạo y tá, bác sĩ cho nước bạn. Hiện nay, với trang thiết bị hiện đại, trình độ dân trí cao và với phương châm thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh “giúp bạn là tự giúp mình” thì việc giúp đỡ bạn Lào nâng cao kỹ năng nghề nghiệp là hết sức cần thiết.
GS Hòe cũng cho biết, trong cuộc chiến tranh giải phóng đất nước Lào, hàng ngàn quân tình nguyện và chuyên gia quân sự Việt Nam đã hăng hái lên đường họ đã vĩnh viễn nằm lại tại đất nước Triệu Voi. Sự hy sinh anh dũng của các đồng chí, đồng đội là động lực để chúng tôi sống tốt hơn, ý nghĩa hơn. Và những việc chúng tôi đã, đang và sẽ làm là tấm thịnh tình tôi gửi tới các anh cũng như đóng góp một phần công sức nhỏ bé của mình vào việc gìn giữ và phát huy mối quan hệ hữu nghị đặc biệt thủy chung Việt – Lào. Theo ĐCSVN
顶: 95踩: 79269
评论专区