Mổ xẻ việc ngập lụt kinh hoàng khiến Đà Nẵng thất thủ_bóng đá inter milan
- Việc Đà Nẵng bị “thất thủ” trong biển nước nhiều chuyên gia cho rằng đây là vấn đề rất lớn cần nhìn nhận trên nhiều phương diện bởi ở các đô thị ven biển người ta cứ nghĩ rằng nước đổ ra biển là hết làm sao mà ngập.
>> Đà Nẵng mưa cực to,ổxẻviệcngậplụtkinhhoàngkhiếnĐàNẵngthấtthủbóng đá inter milan ngập chưa từng có
Xót xa hàng chục xế hộp ngập chìm trong nước ở Đà Nẵng
Đà Nẵng “thất thủ”, ngập nặng chưa từng thấy
Mưa lớn liên tiếp tại Đà Nẵng trong những ngày vừa qua khiến cho loạt nhà dân thất thủ, nhiều tuyến phố trung tâm bị ngập sâu trong biển nước; hàng trăm xe ô tô bị nước nhấn chìm, hư hỏng; hầm chui được lắp máy bơm khủng vẫn tái ngập úng….
Một số tuyến phố chính như Lê Duẩn, Nguyễn Văn Linh, Hàm Nghi… nước đã ngập sâu. Tại phường Hòa Thuận Tây (quận Hải Châu) do tiếp nhận trữ lượng nước khổng lồ từ Sân bay Đà Nẵng chảy ra, nhiều tuyến đường bị ngập sâu từ 30cm đến 1m, nhiều đường kiệt ngập sâu hơn 1m, đặc biệt là kiệt 640 Trưng Nữ Vương bị ngập sâu đến 1,8m. Đặc biệt tại khu vực đường Hàm Nghi, mưa xối xả khiến hồ nước tràn bờ.
Hàng loạt nhà dân bị “thất thủ” trong biển nước. Người dân Đà Nẵng cho biết: “Ở đây mấy chục năm mà chưa khi nào bị ngập như thế này” (Ảnh: Cao Thái). |
Nhiều người dân ở đường Lý Tự Trong cho biết, mấy chục năm nay đây là lần đầu tiên chứng kiến cảnh ngập nhà khủng khiếp như thế này.“Tôi sống ở Đà Nẵng hơn 40 năm, năm nay mới thấy nước ngập ngõ, tràn vào nhà” – một người dân cho hay.
Thống kê Công ty Thoát nước và Xử lý nước thải Đà Nẵng, mưa lớn những ngày qua khiến Đà Nẵng có 37 khu vực ngập úng nặng, ngập sâu nhất là khu vực các đường Hải Hồ, Lý Tự Trọng, Đống Đa, Ông Ích Khiêm, Thanh Thủy (phường Thanh Bình và Thuận Phước, quận Hải Châu); tổ 33, 34 và 35 phường Hòa Thuận Tây (quận Hải Châu); trước cổng Khu công nghiệp Hòa Khánh; ngã ba đường Nguyễn Đức Thuận - Võ Nguyên Giáp…
Theo lãnh đạo công ty này, đơn vị huy động lực lượng tham gia khơi thông cống thoát nước, vệ sinh tại các cửa thu nước, vận hành hết công suất các trạm bơm chống ngập, mở hết các cửa phai tại các hồ điều tiết. Tuy nhiên, lượng mưa quá lớn, vượt quá tần suất thiết kế của hệ thống thoát nước nên gây ngập úng nhiều khu vực trên địa bàn thành phố.
Phát triển đô thị tuỳ tiện, không kiểm soát cốt nền
Trao đổi với PV VietNamNet về việc Đà Nẵng bị “thất thủ” trong biển nước, KTS Phạm Thanh Tùng - Chánh Văn phòng Hội Kiến trúc sư Việt Nam cho rằng đây là vấn đề rất lớn cần nhìn nhận trên nhiều phương diện.
Khu vực cửa ngõ vào sân bay Đà Nẵng (Ảnh: Cao Thái). |
“Mỗi một đô thị được hình thành lên phải nương vào địa hình tự nhiên. Thường các đô thị ven biển người ta cứ nghĩ rằng nước đổ ra biển là hết làm sao mà ngập. Nhưng ở đây có một vấn đề là chúng ta đã phát triển một cách bừa bãi tất cả những đường ven biển, khu ven biển đã trở thành các resort. Khi xây dựng resort thì người ta tính cao độ của họ để làm sao cho các dự án ven biển đó không bị ngập tức là họ không quan tâm đến cốt nền chung của cả đô thị” – ông Tùng phân tích.
Ông Tùng cũng thẳng thắn chỉ ra rằng: Khi quy hoạch thiếu sự kết nối giữa các dự án. Các đô thị hiện hữu, các đô thị cũ trước đây không bao giờ ngập nhưng khi phát triển một cách tuỳ tiện thậm chí là phá vỡ quy hoạch, trong khi đó hệ thống thoát nước của đô thị hiện hữu thường tính không phải đổ ra biển mà là đổ ra sông trải qua quá trình rồi mới ra biển. Nhưng hiện nay những dòng sông như sông Hàn (Đà Nẵng) cũng đang bị khai thác quá mức xây dựng lấn chiếm khai thác quá mức ảnh hưởng đến sự lưu thoát của dòng chảy.
Phố Nguyễn Văn Linh trước cửa ngõ vào sân bay Đà Nẵng nước ngập sâu (Ảnh: Cao Thái). |
Cùng với đó là hệ thống cống thoát nước trong đô thị không kiểm soát được tức là cốt nền đô thị không kiểm soát được nên cốt để thoát nước cũng không kiểm soát được.
“Việc phân lô, bán nền, xây dựng các dự án chạy theo chủ đầu tư là một trong những nguyên nhân” – vị Chánh Văn phòng Hội Kiến trúc sư Việt Nam đặt vấn đề.
Lời cảnh báo không chỉ với Đà Nẵng
Nêu lên vấn đề ngập lụt tại Đà Nẵng, ông Tùng cho rằng đây cũng là vấn đề của nhiều đô thị Việt Nam hiện nay. “Khánh Hoà cũng thế. Khánh Hoà đã bị cảnh báo từ lâu rồi. Xây dựng cao ốc, resort ven biển rất nhiều thậm chí trên núi cũng làm resort ngăn ra để làm hồ đến khi có sự cố hồ bục ra tạo thành áp lực nước rất lớn kéo theo đất đá nhấn chìm cả một xóm. Về vấn đề này nếu truy đến cùng có thể truy cứu trách nhiệm hình sự” – ông Tùng nói.
KTS Nguyễn Quốc Thông - Phó Chủ tịch Hội Kiến trúc sư Việt Nam cũng cho rằng, quy hoạch hiện nay chúng ta chưa tính dài hạn. “Vấn đề đô thị Việt Nam hiện nay vẫn còn ngổn ngang đã quy hoạch nhưng không thực hiện theo quy hoạch là rất dở” – ông Thông thẳng thắn nhìn nhận.
Ông Thông cũng cho rằng, cần phải nhìn rộng trong vấn đề đô thị ở Việt Nam hiện nay chứ không phải chỉ ở Đà Nẵng hay một vài đô thị nào.
“Ở đô thị nào cũng vậy, về nguyên tắc khi đô thị hoá xây dựng nhiều thì phải tạo sự cân bằng tức là phải tạo một khoảng trũng chứa nước người ta gọi là cân bằng nước khi làm quy hoạch. Đó là nguyên tắc. Đang có hồ ao mà anh lấp đi, đang có dòng chảy liên thông mà bị ngắt đoạn là anh đã không tạo sự thoát đi một cách tự nhiên thì ngập lụt là chắc chắn. Thứ hai là hệ thống cống, rãnh thoát nước. Quy hoạch cống thoát nước phải tốt thậm chí trong trường hợp cần thiết nếu không có hồ chứa thì phải bơm cưỡng bức ra những dòng sông lớn. Đây cũng là vấn đề kỹ thuật mà rất tốn kém cho nên nhiều khi ta không làm hết được” – KTS Quốc Thông phân tích.
Hàng trăm xe ô tô bị nước nhấn chìm, hư hỏng. (Ảnh: Xế hộp bị nước lũ nhấn chìm trong hầm xe chung cư cao cấp Hoàng Anh Gia Lai Lakeview/ Cao Thái). |
Theo KTS Phạm Thanh Tùng, ở đây chúng ta không thể chống lại được thiên nhiên. Phải thích ứng với thiên nhiên mà muốn thích ứng với thiên nhiên ông Tùng cho rằng trong phát triển đô thị phải nắm rõ địa hình thuỷ văn cấu trúc của đô thị đó.
“Chúng ta phải luôn luôn đề phòng biến đổi khí hậu hiện rất phức tạp cho nên phải có nhiều kịch bản. Kịch bản ngày hôm nay nhưng phải tính được cả ngày mai. Mà để làm được điều đó thì phải có tư duy quản lý đô thị của chính quyền thành phố không phải tư duy nhiệm kỳ. 5 năm nay không lụt nhưng đến năm thứ 6 lụt thì lại thay một ông khác rồi. Đó là bài học nhãn tiền Hà Nội cũng vậy thôi” - vị Chánh Văn phòng Hội Kiến trúc sư Việt Nam nói.
Về giải pháp để hạn chế xảy ra ngập lụt sau những trận mưa lớn, vị này cho rằng, vấn đề ở đây là phải tăng cường công tác quản lý đô thị trách nhiệm của chính quyền đô thị trước nhân dân.
“Phải có tầm nhìn dự án. Ở Đà Nẵng nếu sông Hàn khai thác tốt, hệ thống cống trong thành phố tốt thì chẳng bao giờ ngập cả. Khánh Hoà cũng thế làm gì có chuyện để hồ trên núi vỡ để sạt lở đất cả. Đó là tác hại của việc phát triển nóng, phát triển không theo quy hoạch, tầm nhìn ngắn hạn của công tác quản lý đô thị” – ông Tùng nhận định.
KTS Nguyễn Quốc Thông cũng cho rằng: “Vấn đề cơ bản là do con người. Từ việc ngập lụt tại nhiều thành phố, đô thị hiện nay tôi cho rằng cần nhìn nhận lại vấn đề về quy hoạch. Một là quy hoạch có nhưng do trình độ nên không tính hết được. Điều thứ 2 quan trọng hơn là có quy hoạch nhưng lại không thực hiện theo đúng quy hoạch. Lấy ví dụ như việc lấp ao hồ đáng lý ra phải tạo ra ở một khu vực khác ao hồ chứa nước lớn hơn nhưng ở đây chỉ có lấp đi nên không tạo ra sự cân bằng. Nếu anh ngăn chặn tuần hoàn của nước không để chỗ bù lại thì việc ngập là đương nhiên đô thị nào cũng vậy”.
“Ở đây chúng ta không thể chống lại được thiên nhiên. Chúng ta phải thích ứng với thiên nhiên mà muốn thích ứng với thiên nhiên thì trong phát triển đô thị phải nắm rõ địa hình thuỷ văn cấu trúc của đô thị đó. Chúng ta phải luôn luôn đề phòng biến đổi khí hậu hiện rất phức tạp cho nên phải có nhiều kịch bản. Kịch bản ngày hôm nay nhưng phải tính được cả ngày mai. Mà để làm được điều đó thì phải có tư duy quản lý đô thị của chính quyền thành phố không phải tư duy nhiệm kỳ” (KTS Phạm Thanh Tùng - Chánh Văn phòng Hội Kiến trúc sư Việt Nam). |
Hồng Khanh
Mưa trắng trời, phố Đà Nẵng lại thành sông
Kỳ họp thứ 9 HĐND Đà Nẵng dự kiến khai mạc vào sáng mai đã tạm hoãn lại để TP tập trung chống ngập.