Nhóm khởi nghiệp OnOnPay (Ảnh: Techinasia) TheănhóakhởinghiệpởViệtNamquagócnhìncủabáoMỹkèo nhà cái w88o đó, Khởi nghiệp dường như đang trở thành một trào lưu thời thượng ở Việt Nam. Tuy nhiên, dù Việt Nam là một nơi mà gần như ai cũng có "máu"kinh doanh, nhiều người vẫn đang phải chật vật đi tìm định nghĩa về khởi nghiệp trong thế kỷ 21. Trong quá khứ, "khởi nghiệp"là mua một chiếc xe đẩy và làm những chiếc bánh mỳ thật ngon để bán ở bất cứ lề đường nào còn trống. Thế nhưng, môi trường khởi nghiệp hiện nay không còn giống như xưa. Thay đổi nếp nghĩ để bắt kịp với thời đại mới đặt ra cả thách thức và cơ hội cho những ai muốn khởi nghiệp. Các chuẩn mực văn hóa của Việt Nam không phải lúc nào cũng thuận lợi cho khởi nghiệp và việc tiếp cận vốn cũng có thể là vấn đề. Tuy nhiên, Việt Nam lại đang có những người trẻ tràn trề quyết tâm, sẵn sàng thích nghi và làm mọi thứ để thành công, kể cả khi số đông không đứng về phía họ. Các nhà hoạch định chính sách, đại học và tổ chức đang bắt đầu xem start-up là động lực tăng trưởng của kinh tế Việt Nam trong tương lai. Một tổ chức như vậy là Hatch! Ventures. Sau ba năm phát triển, tổ chức này hiện nay cung cấp các hoạt động liên quan đến hệ sinh thái khởi nghiệp. Họ cung cấp chương trình tư vấn vườn ươm, không gian làm việc chung, và Hatch! Fair, một hình thức hội chợ được thiết kế để chia sẻ kiến thức và kết nối start-up với nhà đầu tư và truyền thông. Một trong các sáng lập viên của Hatch! là Aaron Everhart đến từ San Francisco. Xuất thân trong một gia đình có truyền thống kinh doanh, anh đã từng làm copywriter và tài xế lái xe trong thời kỳ bong bóng công nghệ những năm 90 ở Mỹ. "Cách gọi vốn của những năm 90 là như này: bạn viết một bản kế hoạch kinh doanh, mặc vét, thuê một chiếc limousine, rồi đi thuyết phục các ngân hàng",Everhart nói. Anh thấy điều tương tự đang diễn ra ở Việt Nam. "Tôi cảm thấy môi trường ở đây rất thân quen. Có một mối quan tâm đặc biệt về start-up ở Việt Nam hiện nay, mọi người đều đang nói về nó". Everhart cho rằng, một trong những rào cản chính trong văn hóa khởi nghiệp ở Việt Nam là hệ tư tưởng Nho giáo. Tư tưởng chủ đạo của Nho giáo là coi trọng tôn ti trật tự. Dưới ảnh hưởng của hệ tư tưởng này, nhân viên ở các doanh nghiệp Việt Nam thường không dám chất vấn cấp trên, và các start-up chỉ tìm cách sao chép những gì đã được thử nghiệm trước đó. "Những nhà sáng lập start-up thường không cởi mở và ít chia sẻ ý tưởng của mình. Trong các buổi thảo luận, mọi người thường không dám thách thức quan điểm của nhau. Một vấn đề khác là ông chủ luôn đúng. CEO của start-up thường được vây quanh bởi những người chỉ biết nói vâng, và đó là một vấn đề lớn ở đây", Everhart nhận định. Tôn trọng bản quyền trí tuệ cũng là một thách thức khác. Như phần lớn các nước Châu Á, ở Việt Nam việc sao chép những ý tưởng thành công là chuyện thường ngày ở huyện. Everhart cho biết điều này trái ngược với văn hóa sáng tạo ở Thung lũng Silicon. "Ở California, bắt chước là một điều đáng hổ thẹn", Everhart nói. Theo Everhart, chìa khóa để khắc phục vấn đề trên là giáo dục. Sắp tới, Hatch! Fair sẽ tổ chức các buổi hội thảo giáo dục về bất lợi của việc sao chép mô hình start-up cho các nhà đầu tư và người khởi nghiệp. Một thách thức lớn khác cho các start-up Việt Nam là tiếp cận vốn. Bên cạnh các rào cản về thủ tục hành chính, có một hố sâu ngăn cách về văn hóa đầu tư giữa nền kinh tế cũ và mới. Điều này làm cho các start-up khó tiếp cận được với nhà đầu tư thiên thần trong giai đoạn đầu. Những nữ lãnh đạo tiêu biểu trong phong trào khởi nghiệp tại Việt Nam "Không có mạng lưới nhà đầu tư thiên thần cho giai đoạn đầu khởi nghiệp, tức là quy mô vốn dưới 100.000 USD",Everhart nói. "Ngoài gia đình và bạn bè, start-up không còn nơi nào khác để vay vốn. Ngân hàng thì siết chặt hầu bao, trong khi các nhà đầu tư cá nhân và tổ chức tín dụng không muốn rót tiền cho những thương vụ nhỏ lẻ". Dẫu vậy, Everhart vẫn tỏ ra lạc quan. "Tôi tin rằng tiền sẽ theo sau cơ hội. Nếu bạn có một đội ngũ tốt, ý tưởng tuyệt vời và thuyết phục được thị trường, tiền sẽ tìm đến với bạn", anh nói. Everhart có suy nghĩ tích cực về nguồn vốn con người ở Việt Nam. "Việt Nam có những bạn trẻ tràn trề quyết tâm. Họ không sợ thay đổi. Họ giống như những hạt giống tốt, nếu được chăm bón kỹ càng, họ sẽ nảy nở vào một ngày nào đó", anh chia sẻ. |