Suzuki đã lên kế hoạch triệu hồi những chiếc xe trên,ảitriệuhồitriệuôtôdogianlậnthửnghiệsoi kèo feyenoord được bán từ tháng 4/2016, và chúng chưa vượt qua những lần kiểm tra bắt buộc của chính phủ. Tuy nhiên, không hề có thông tin về việc triệu hồi mẫu xe nào cụ thể. Dự kiến, tổng chi phí hãng xe này phải bỏ ra cho vụ việc này được báo cáo lên tới 80 tỷ yên (hơn 17 nghìn tỷ đồng), một con số rất lớn so với doanh thu hàng năm 220 tỷ yên (hơn 47 nghìn tỷ đồng).
Vụ triệu hồi này xuất phát từ việc Suzuki tiến hành điều tra nội bộ và tìm ra các bằng chứng cho thấy có lỗi xuất hiện trong các bài thử nghiệm phanh, dữ liệu tiết kiệm nhiên liệu bị can thiệp, và các bước kiểm tra cuối cùng trước khi đưa ra thị trường được thực hiện bởi nhân viên chưa được cấp chứng nhận.
Tổng Giám đốc Toshihiro Suzuki của hãng xe này cho biết đã có "sự công nhận không phù hợp theo các tiêu chuẩn an toàn cho phương tiện tại Nhật Bản". Ông cũng có nói hình phạt dành cho những người của Suzuki sẽ là cắt giảm lương.
Theo Nikkei, chủ tịch Osamu Suzuki sẽ không nhận được thù lao trong 12 tháng tới, tính từ tháng 7, trong khi ông Toshihiro Suzuki sẽ bị cắt giảm 50%. Ngoài ra, cả hai sẽ không nhận được lợi tức thường niên năm 2018.
Phó Chủ tịch và các giám đốc khác sẽ bị cắt giảm từ 10-40% trong khoảng thời gian từ 3-6 tháng. Cuối cùng, các nhân viên cấp quản lý liên quan đến sản xuất được cho sẽ từ chức trong cuộc họp cổ đông tới vào tháng 6 năm nay.
Đối với Suzuki, ngoài thiệt hại về doanh thu, đây cũng là một "đòn giáng mạnh" vào quan niệm: sản phẩm Nhật có chất lượng và độ bền cao, điều đã trở thành một trong những lợi thế của họ kể từ khi bắt đầu sản xuất ôtô.
Theo Tiền Phong
Phiên bản đời mới của mẫu xe giá rẻ Suzuki Alto 800 đã được nâng cấp nhằm đáp ứng tiêu chuẩn an toàn nghiêm ngặt và chỉ tiêu khí thải, với giá bán khởi điểm tại thị trường Ấn Độ chỉ gần 98 triệu đồng.