Dù chưa thể cung cấp các trung tâm dịch vụ CNTT quy mô lớn như Ấn Độ và Trung Quốc,ìsaoViệtNamlàđiểmđếnoffshorehấpdẫsoi kèo 88 Việt Nam ngày càng chứng minh sự hấp dẫn so với các địa điểm gia công phần mềm (offshore outsourcing) truyền thống khác.
Trang CIO.com đã có bài phỏng vấn với Phó Chủ tịch Anna Frazzetto của Harvey Nash, một công ty có 10 năm outsource tại Việt Nam. ICTnews xin lược dịch bài phỏng vấn này để độc giả theo dõi.
Việt Nam từng là người chơi nhỏ bé trên thị trường dịch vụ CNTT toàn cầu. Điều gì đã thúc đẩy sự quan tâm đến khu vực trong vài năm gần đây?
Bước ngoặt xảy ra khi họ gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới WTO. Sự tham gia vào tổ chức là một động lực chính trong vai trò ngày một tăng của họ… Luôn có sự lo lắng về việc các công ty phương Tây sẽ hoạt động như thế nào trong môi trường này nhưng thực tế, chúng tôi không gặp vấn đề nào cả. Người Việt Nam luôn muốn hợp tác với các khu vực khác trên thế giới vì họ nhận thức được giá trị của dòng tiền và nguồn vốn vào đất nước mình.
Bà đã outsource sang Việt Nam trong hơn một thập kỷ. Điều gì đã thay đổi trong thời gian đó?
Harvey Nash có mặt tại Việt Nam được 16 năm và nhiều thứ đã thay đổi. Khi lần đầu gia nhập công ty 11 năm trước và nhắc đến Việt Nam, phản ứng luôn là “Thật à? Outsource sang Việt Nam? Làm sao có thể”. Tuy nhiên hiện nay, đây là đã điều quen thuộc. Đó là một thay đổi quan trọng. Tôi cho rằng sự phát triển của bản thân đất nước, sự tham gia vào WTO và thiện chí làm việc với thế giới phương Tây đều đóng vai trò lớn.
Một yếu tố khác là sự linh hoạt được chính phủ đưa ra khi cho phép các doanh nghiệp như Harvey Nash đến và làm việc trực tiếp với các trường đại học để tổ chức các chương trình và định hướng các nhân viên mà chúng tôi cần. Ngày nay, các quốc gia như Thái Lan, Campuchia cũng tìm kiếm cơ hội outsource và sáng tạo trong thu hút các công ty đến đất nước mình.
Năm ngoái, Gartner xếp Việt Nam là 1 trong 5 điểm đến hàng đầu cùng với Ấn Độ, Trung Quốc, Phillipines và Malaysia. Việt Nam so sánh thế nào với 4 “điểm nóng” này?
Trung Quốc và đặc biệt là Ấn Độ rõ ràng là “thánh địa outsource” trong hai thập kỷ qua. Hai nước này đã trải qua mọi thách thức của gia công phần mềm. Hiện tại, thử thách lớn nhất của họ là giữ chân nhân viên vì họ có xu hướng nhập cư sang nước khác để tìm cơ hội nghề nghiệp.
Song, đây không phải vấn đề với Việt Nam. Tại Việt Nam, bạn không chỉ có gia đình riêng mà còn có đại gia đình. Điển hình của văn hóa Việt là mong muốn ở lại đất nước, làm việc tại địa phương và chu cấp cho gia đình của mình. Đây là khác biệt và lợi thế quan trọng cho môi trường outsource Việt Nam.
Bottom of Form