Tôi lớn lên ở trại trẻ mồ côi nên từ nhỏ luôn thiếu thốn tình cảm. Sau này lớn lên,ónquàcủamẹvợtrướckhiquađờikhiếnconrểkhóxửkqbd c3 đi làm, tôi có người yêu rồi lấy vợ là điều vô cùng hạnh phúc bởi tình yêu đã giúp tôi lấp dần những khoảng trống trong lòng. Tôi cũng đặc biệt quý trọng mẹ vợ bởi bà rất tình cảm và tâm lý, cho tôi biết cảm giác có một người mẹ là như thế nào.
Tuy tôi không cha, không mẹ, kinh tế cũng không khá giả nhưng bà không hề chê bai. Ngày tôi về xin phép cưới, bà chỉ đưa ra một yêu cầu duy nhất là sau này tôi phải đối xử tốt với con gái bà. Ngày cưới, bà còn dúi vào tay vợ chồng tôi một chùm chìa khóa của một căn nhà - của hồi môn cho con gái và con rể.
Thực tế, mẹ vợ tôi là một người giàu có, tuy nhiên cuộc đời bà cũng có nỗi đau riêng. Theo như vợ tôi kể, mẹ vợ tôi từng có một đời chồng trước khi lấy bố cô ấy.
Hồi trẻ, ở quê, bà lập gia đình từ năm 19 tuổi và có 2 con trai với người chồng đầu, nhưng bà và mẹ chồng rất khắc khẩu nên thường phải chịu ấm ức. Đến năm bà 30 tuổi, chẳng may chồng cũ qua đời vì tai nạn giao thông, mẹ chồng càng đay nghiến vì cho rằng tại con dâu khắc chồng, mâu thuẫn ngày càng âm ỉ.
Sau này, khi gặp được người yêu thương mình, bà muốn tái hôn nhưng bị mẹ chồng kịch liệt phản đối. Khi quyết định đi bước nữa, mẹ chồng không cho phép bà mang theo đứa con nào, hơn nữa còn ngăn cản bà thăm con và khiến 2 con trai của bà nghĩ rằng mẹ ruồng bỏ họ nên luôn trách móc, ghét bỏ bà.
Đến khi mẹ chồng cũ mất, bà tìm về, 2 người con trai vẫn không tha thứ, không muốn tiếp xúc khiến bà vô cùng đau khổ.
Vợ tôi là con gái của bà và người chồng sau. Bố vợ là một người có tài buôn bán nên kinh tế rất khá, khi về chung nhà, bà hợp sức cùng chồng mở rộng kinh doanh, ngày càng trở nên giàu có. Nhưng không may, năm bà 49 tuổi, bố vợ lại mắc ung thư và qua đời.
Đau khổ và cô đơn, tất cả tình yêu thương bà đều dành cho con gái. Sau khi chúng tôi lấy nhau, bà cũng quan tâm tôi không khác nào con đẻ. Bà đã mua cho chúng tôi căn nhà trên thành phố để tiện công việc, còn bà vẫn ở quê để lo kinh doanh và hương khói cho bố vợ tôi.
Cuộc sống của vợ chồng tôi được mẹ hỗ trợ nên càng hạnh phúc và bình yên. Sau 3 năm kết hôn, chúng tôi có 1 bé trai xinh xắn và rất đáng yêu. Nhưng một lần nữa số phận lại quá nhẫn tâm với tôi và mẹ khi vợ tôi đột ngột bị đụng xe và không thể qua khỏi.
Mất đi người mình yêu thương nhất, tôi suy sụp và đau khổ trong suốt một thời gian dài. Con trai còn quá nhỏ, tôi phải gắng gượng thay vợ chăm sóc con nhưng cháu nhớ mẹ cứ khóc suốt, khiến tôi rơi vào tuyệt vọng. Lúc đó, mẹ vợ tôi đã nuốt nước mắt vào trong, bà bỏ lại nhà cửa và công việc ở quê để lên thành phố với bố con tôi. Bà nói rằng, bà cũng chỉ còn bố con tôi là người thân, từ lâu bà coi tôi như con đẻ. Giờ đây, bà sẽ ở lại để chăm sóc cũng như nương tựa bố con tôi để cùng nhau vượt qua.
Dần dần, nhờ có bà, tôi đã lấy lại được tinh thần. Hằng ngày, bà ở nhà trông cháu còn tôi yên tâm đi làm. Mọi người xung quanh đều nghĩ bà là mẹ tôi, tôi chỉ cười: “Vâng, đó là mẹ tôi” và không giải thích bất cứ điều gì. Mẹ vợ chăm sóc bố con tôi chẳng khác nào ruột thịt. Thỉnh thoảng, bà cũng kể với tôi về cuộc hôn nhân của mình. Bà vẫn nhớ 2 người con trai nhưng đã rất nhiều năm như vậy, họ vẫn không hề liên lạc hay muốn gặp bà. Đó là điều bà thấy tiếc nuối nhất trong cuộc đời.
Bà cũng giục tôi tái hôn nhưng tôi chưa sẵn sàng. Vài lần, tôi thử hẹn hò nhưng không thấy hợp ai, hơn nữa đối phương khi biết hoàn cảnh của tôi, họ lại tránh né.
Vậy là tôi quên hẳn chuyện kết hôn, tập trung lo cho cuộc sống và sự nghiệp. Thấm thoắt đã 15 năm trôi qua, mẹ vợ tôi yếu dần vì bà mắc tiểu đường biến chứng. Tôi đưa bà đi chạy chữa khắp các bệnh viện nhưng kết quả không khả quan.
Trước khi chết, bà đưa cho tôi một túi đồ và khuyên tôi nên nhanh chóng tìm một cô gái tốt để bầu bạn, tôi quá đau xót nên cũng không quan tâm xem trong đó có gì. Sau khi lo hậu sự cho bà xong xuôi, tôi mới mở gói đồ ra xem, trong đó có một bản di chúc và một bức tranh gia đình ấm áp do con trai tôi vẽ tặng bà. Bên cạnh đó còn có một cuốn sổ tiết kiệm. Bà để lại tất cả tài sản cho bố con tôi. Ngoại trừ cuốn sổ tiết kiệm 1 tỷ đồng, bà nhờ tôi sau này liên hệ để giao lại cho 2 anh con trai bà, coi như món quà cuối cùng bà dành tặng họ.
Tuy nhiên, khi tôi liên lạc được thì những người con ấy không bằng lòng. Ngoài nhận sổ tiết kiệm như di chúc của bà, họ liên tục quấy rầy tôi vì muốn đòi thêm những tài sản khác của bà. Tôi đưa cho họ xem bản di chúc nhưng họ không tin, cho rằng tôi làm giả. Thậm chí, họ còn đến thẳng công ty nơi tôi làm việc để gây rối, nói tôi không giao hết tài sản sẽ không để tôi yên.
Có lúc tôi đã nghĩ hay trả hết cho họ để được yên thân nhưng nghĩ đến việc chính tay mẹ vợ giao tài sản cho tôi và tôi phải có trách nhiện giữ gìn nó cho con trai sau này. Hơn nữa bao nhiêu năm họ ruồng bỏ bà, không một ngày báo hiếu, kể cả khi bà nằm viện cũng không hề đoái hoài, thăm hỏi... thì tại sao tôi phải giao lại tài sản cho họ?
Độc giả
Trước khi lấy vợ, tôi từng áp lực về chuyện làm rể nhà giàu. Nhưng đến ngày cưới, món quà hồi môn của mẹ vợ làm tôi hiểu ra rất nhiều điều.
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)