FabetFabet

Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Nguyễn Đức Nghĩa: “Học Bác với cả tấm lòng”_soi keo stuttgart

 Gần 20 năm nay,ùnglựclượngvũtrangnhândânNguyễnĐứcNghĩaHọcBácvớicảtấmlòsoi keo stuttgart thiếu tá Nguyễn Đức Nghĩa - Anh hùng lực lượng vũ trang (LLVT) nhân dân vẫn miệt mài với công việc “vác tù và hàng tổng” tại tổ dân phố của mình. Ở độ tuổi ngoài 70, hàng ngày bất kể nắng mưa, ông vẫn miệt mài với công việc tổ trưởng tổ nhân dân tự quản với mong muốn tổ dân phố của mình ngày càng xanh, sạch, đẹp và bảo đảm an ninh trật tự. Đó cũng là cách mà vị thiếu tướng này chọn để suốt đời học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

 Vẹn nguyên màu áo lính

Trong một buổi trưa nắng gắt, chúng tôi tìm đến nhà của Anh hùng LLVT Nguyễn Đức Nghĩa tại khu phố Bình Đường 1, phường An Bình, TX.Dĩ An. Đến đây, hỏi nhà “bác Nghĩa” hầu như người dân nào cũng biết. Ấn tượng đầu tiên của chúng tôi khi gặp mặt ông là sự chất phác, gần gũi. Năm nay dù đã 74 tuổi nhưng trông ông còn rất nhanh nhẹn, hoạt bát như lứa tuổi trung niên. Ông vui vẻ nói: “Thời gian trui rèn trong quân đội cũng như suy nghĩ không cho mình được nghỉ ngơi đã giúp cho tôi có sức khỏe như ngày nay”.

Thiếu tướng Nguyễn Đức Nghĩa (trái), Anh hùng LLVT nhân dân vẫn luôn sâu sát, tuyên truyền các chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước đến từng hộ gia đình trong tổ dân phố nơi ông sinh sống.
Ảnh: C.SƠN

Khi nghe chúng tôi nói muốn viết bài về kết quả học tập và làm theo Bác, ông hồn hậu nói: “Có kể là chi! Với những người lính như chúng tôi, Bác Hồ như là người cha già, vì vậy việc học theo Bác là lẽ đương nhiên và phải học suốt đời với tình cảm chân thành nhất”. Bên chén chè xanh trong căn nhà bày biện đơn giản, những hình ảnh về Bác Hồ, Đại tướng Võ Nguyên Giáp được treo trang trọng trên tường, ông kể chúng tôi nghe về cuộc đời binh nghiệp và công việc thường ngày của mình. Ông Nghĩa cho biết, ngay từ thiếu thời, ông đã được nghe kể các câu chuyện về Bác Hồ. Đến năm 1964, từ quê hương Thanh Hóa ông lên đường nhập ngũ, qua các đợt sinh hoạt ông đã hiểu rõ hơn về thân thế, sự nghiệp và tư tưởng của Bác. Đặc biệt, năm 1969, khi Bác sắp đi xa, ông được đứng gần Người và nghẹn ngào không nói nên lời. Ông bảo, cảm xúc ấy đến bây giờ ông không bao giờ quên được. Ông nói: “Khoác trên mình màu xanh áo lính, xông pha qua nhiều chiến trường, trang bị quý giá và niềm tin trong những trận đánh là hình ảnh của Bác, tình cảm của Bác dành cho LLVT. Danh hiệu Anh hùng LLVT nhân dân mà tôi được phong tặng thời chiến tranh chống Mỹ cũng là từ việc học tập, làm theo Bác mỗi ngày trong chiến đấu”. Ông Nghĩa nhập ngũ vào Sư đoàn 325, năm đầu đi bộ đội, ông nhận nhiệm vụ vào Nam, cũng ngay năm đầu vào Nam tham gia trận đánh đồn Đăk- Tô. Kết quả của trận chiến ông được phong tặng Huân chương Chiến công hạng III; năm thứ 2 đánh đồn Trà-Rơ, ông được tặng Huân chương Chiến công hạng II; năm thứ 3, ông được phong tặng danh hiệu Anh hùng LLVT nhân dân.

Học và làm theo Bác với cả tấm lòng

Ông Nghĩa cho biết, từ năm 1999, ông đã bắt đầu tham gia công tác tại khu phố Bình Đường 1, phường An Bình, TX.Dĩ An với chức vụ Tổ trưởng tổ nhân dân khu phố, dù rằng cuộc sống gia đình của ông vẫn còn rất khó khăn, thiếu thốn, trong khi công việc này lúc đó chưa được nhận phụ cấp. Hiện nay, trong tổ dân phố nơi ông sống, chỉ có 30 hộ dân với khoảng 200 nhân khẩu nhưng số người dân tạm trú rất đông, chủ yếu là công nhân lao động từ các địa phương khác. Là người “vác tù và hàng tổng”, rất nhiều công việc trong tổ dân phố đều đến với tay ông từ việc hiếu, hỷ, khai sinh, khai nhân khẩu đến việc dàn xếp các vụ va quẹt giao thông trên địa bàn. Những công việc này ông đều thực hiện với tinh thần trách nhiệm và giúp đỡ nhiệt tình nhất. Ông cho hay: “Bác Hồ là một tấm gương cao cả về tư tưởng vì nhân dân và Người luôn luôn dành cho nhân dân Việt Nam những tình cảm quý mến nhất”. Học theo Bác về phong cách gần dân, trách nhiệm với dân, ông đã cố gắng nắm chắc địa bàn tại tổ của mình, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng và những khó khăn của các hộ dân. Đặc biệt, ông còn dành cho công nhân lao động tạm trú trong tổ dân phố sự thông cảm và sẻ chia những khó khăn. Ông chia sẻ: “Những người công nhân ở đây từ các tỉnh xa đến còn nhiều khó khăn, vất vả nên giúp được gì cho họ thì tôi phải giúp”.

Và chúng tôi cũng khá ngạc nhiên khi biết rằng, số tiền phụ cấp cho các hoạt động trong tổ của ông chỉ là 100.000 đồng/ quý. Vậy nhưng theo ông Nghĩa: “Quan trọng là mình giúp đỡ được cho nhiều người và được mọi người tin yêu chứ không phải làm vì khen thưởng hay lợi ích gì”. Theo chân ông đến nhà các hộ dân trong tổ, mọi người đều niềm nở, vui vẻ, tay bắt, mặt mừng với ông thân thiết như đón người nhà trở về. Ông thông tin: “Tổ dân phố 35 của chúng tôi được cái là mọi người đều đoàn kết và sống có trách nhiệm với nhau, nên khi thực hiện tuyên truyền về chủ trương đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước, mọi người đều vui vẻ tiếp thu và thực hiện theo”.

Không chỉ tham gia công tác tại khu phố, ông Nghĩa còn tham gia công tác phong trào tại Hội Người cao tuổi của phường. Chúng tôi thật sự khâm phục, vì trong 18 năm làm công tác tại khu phố, năm nào ông cũng được tặng giấy khen, bằng khen. Ông nói: “Nếu bà con còn tín nhiệm thì tôi sẽ tiếp tục cố gắng cống hiến để xây dựng khu phố xanh, sạch, đẹp, văn minh”. Học theo Bác với tất cả tấm lòng, ông Nguyễn Đức Nghĩa - vị thiếu tướng, Anh hùng LLVT nhân dân vẫn đang âm thầm làm những công việc tuy nhỏ nhưng thật ý nghĩa. Chia tay ông - một nhân cách lớn, một người luôn coi việc học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh là “kim chỉ nam” trong cuộc sống, chúng tôi sẽ còn ấn tượng mãi với nụ cười đôn hậu, chất phác của người Anh hùng LLVT nhân dân bình dị mà cao đẹp này.

 CAO SƠN

赞(8392)
未经允许不得转载:>Fabet » Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Nguyễn Đức Nghĩa: “Học Bác với cả tấm lòng”_soi keo stuttgart