Ở các nước phát triển,điệnthoạiởcácnướcpháttriểnđượcbátỷ lệ kèo 888.com SIM điện thoại được các nhà mạng phân phối trực tiếp tại cửa hàng của mình hoặc qua các chuỗi cửa hàng tiện lợi. Tại các điểm mua hàng, người mua phải mang theo giấy tờ tùy thân cần thiết để hệ thống máy quét nhập thông tin chủ thuê bao.
Ở một số nước như Mỹ và Anh, người dân có thể mua SIM nặc danh, không khai báo thông tin để sử dụng nhưng vì thói quen tiêu dùng nên các nước này không có khái niệm "SIM rác". Việc đổi SIM nặc danh khi hết tài khoản tại các quốc gia phát triển không mang lại lợi ích về kinh tế, thậm chí người dùng loại SIM này còn thiệt thòi về mặt chăm sóc khách hàng.
Quảng cáo SIM trả trước của Singtel tại một cửa hàng tiện ích 7 Eleven ở Singapore. Ảnh: desiyatri.com. |
Tại Singapore, để mua một thẻ SIM của M1 hoặc Singtel, hai nhà mạng hàng đầu tại đảo quốc sư tử, bạn sẽ phải mang theo thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu đến các điểm bán hàng có thiết bị đầu cuối của nhà mạng hoặc mua tại các cửa hàng tiện ích như 7 Eleven.
Tại đây, bạn sẽ được chọn số điện thoại của mình trong danh sách SIM số đang có tại cửa hàng, thường sẽ rơi vào khoảng 10 tới 20 lựa chọn. Sau khi chọn xong số điện thoại mong muốn, người bán sẽ yêu cầu mượn căn cước công dân hoặc hộ chiếu để thiết bị đầu cuối quét thông tin gửi về cho nhà mạng. Nếu bạn vẫn có thể mua thêm số từ nhà mạng, thông tin của bạn sẽ được đăng ký tự động cho thuê bao và việc cuối cùng cần làm là thanh toán và nhận SIM.
Theo Phan Duy Anh (Vũng Tàu), du học sinh tại Singapore, SIM bạn đang dùng hiện tại dù đã hết tiền nhưng cũng không thể mua SIM khác dễ dàng vì thông tin đã được nhà mạng gắn với thuê bao hiện tại. Ngoài ra, SIM thẻ mới cũng không có mức ưu đãi hấp dẫn nên việc mua thẻ nạp vào thuê bao hiện tại là lựa chọn thông minh hơn.
"Việc đổi SIM đồng nghĩa với việc mình phải đổi nhà mạng, rất mất công so với với việc nạp thêm tiền qua Internet bằng thẻ tín dụng", Duy Anh chia sẻ.
Quá trình này tương tự ở Australia khi người mua sẽ phải mang giấy tờ tùy thân tới các điểm bán của nhà mạng hoặc các cửa hàng tiện lợi, tuy nhiên vẫn phải kê khai đầy đủ thông tin cá nhân.
Tại Mỹ, có hai nhà mạng cung cấp dịch vụ SIM trả trước hỗ trợ mạng GSM là T-Mobile và AT&T. Hai nhà mạng này ngoài các kênh phân phối SIM trực tiếp còn hỗ trợ mua SIM qua trang chủ và gửi về tận nhà.
SIM trả trước của T-Mobile bày bán tại siêu thị có thể dùng ngay không cần khai thông tin. Ảnh: Ideasr. |
Nếu mua sim qua mạng hoặc qua các siêu thị, cửa hàng tiện dụng, khách hàng có thể lựa chọn loại SIM không cần điền thông tin cá nhân và sử dụng SIM một cách nặc danh. Tuy nhiên, không giống SIM rác ở Việt Nam vì quyền lợi sử dụng loại SIM này không hơn so với SIM có kê khai thông tin cá nhân. Người dùng vì thế thường tiếp tục sử dụng thay vì mua SIM mới.
"Mình đã từng cân nhắc lựa chọn giữa hai loại SIM là SIM kê khai thông tin cá nhân mua tại nhà mạng và SIM nặc danh mua tại siêu thị Walmart. SIM nặc danh tiện hơn nhưng đắt hơn SIM kê khai thông tin khá nhiều nên cuối cùng mình vẫn chọn đến nhà mạng để mua, dù khai thông tin có đôi chút phiền toái", Nguyễn Thu Thủy, du học sinh tại Iowa (Mỹ) cho hay.
Thủy cho biết thêm, giá SIM ở Mỹ rất đắt đỏ nên không xảy ra tình trạng đổi SIM liên tục. "Mỗi SIM nặc danh ở đây giá lên tới 60 USD nên không có chuyện đổi SIM như SIM rác ở Việt Nam. Một SIM sử dụng cũng rất tiết kiệm nên phải rất lâu mới hết tài khoản", nữ sinh này cho biết thêm.