Tổng Bí thư: "Còn quá nhiều quyền lực tập trung ở cấp Trung ương, bộ ngành"_kết quả bundesliga mới nhất
作者:Thể thao 来源:Cúp C1 浏览: 【大中小】 发布时间:2025-01-10 22:43:02 评论数:
Phát biểu tại hội nghị tổng kết công tác năm 2024,ổngBíthưquotCònquánhiềuquyềnlựctậptrungởcấpTrungươngbộngàkết quả bundesliga mới nhất triển khai nhiệm vụ năm 2025 của Chính phủ và chính quyền địa phương sáng 8/1, Tổng Bí thư Tô Lâm chia sẻ rất ấn tượng và xúc động trước những kết quả đầy thuyết phục đạt được trong năm 2024.
"Chúng ta đã hoàn thành thắng lợi, toàn diện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2024 trong hoàn cảnh đầy sóng to, gió lớn, thậm chí có thời điểm là "bão tố" ở cả bình diện quốc gia, khu vực và quốc tế", theo lời Tổng Bí thư.
"Việc xử lý nghiêm các sai phạm đã thiết lập lại kỷ cương phép nước"
Tổng Bí thư Tô Lâm đồng thời khái quát nhiều kết quả nổi bật trên tất cả lĩnh vực, trong đó kinh tế vĩ mô ổn định, tăng trưởng kinh tế đạt trên 7%, cao nhất khu vực và thế giới trong bối cảnh khó khăn toàn cầu.
Đặc biệt, theo Tổng Bí thư, trong năm qua, bộ máy tổ chức cán bộ được tinh gọn theo hướng hiệu lực, hiệu quả, giảm sự chồng chéo và cải thiện năng lực quản lý. Đây là cơ sở để nâng cao năng suất lao động, tối ưu hóa nguồn lực, và đáp ứng tốt hơn yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.
Công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực được Tổng Bí thư đánh giá là điểm sáng khi hàng loạt vụ án tham nhũng, kinh tế lớn được phát hiện, xử lý nghiêm minh, khẳng định rõ tinh thần "không có vùng cấm, không có ngoại lệ".
"Việc xử lý nghiêm các sai phạm đã thiết lập lại kỷ cương phép nước, bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật, góp phần làm trong sạch bộ máy trong hệ thống chính trị, đội ngũ cán bộ, đảng viên các cấp, tạo hiệu ứng răn đe, giáo dục sâu rộng, thúc đẩy ý thức trách nhiệm và liêm chính trong toàn hệ thống", Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh.
Tổng Bí thư cho biết Chính phủ đã trình Đề án sắp xếp, tinh gọn bộ máy của Chính phủ theo đúng định hướng của Trung ương và tinh thần Nghị quyết số 18, theo hướng đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, tạo điều kiện thuận lợi cho các cấp chính quyền địa phương chủ động hơn trong việc giải quyết công việc, đồng thời nâng cao trách nhiệm và quyền hạn của các cơ quan hành chính.
Bên cạnh đó, việc sắp xếp nhằm giảm bớt thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian xử lý công việc, và cải thiện sự phục vụ của Nhà nước đối với người dân.
Dù đạt nhiều kết quả, song theo Tổng Bí thư, vẫn còn tồn tại một số hạn chế và bất cập nghiêm trọng cùng với những thách thức lớn.
Đó là kinh tế vĩ mô có dấu hiệu ổn định nhưng vẫn tiềm ẩn rủi ro. Hệ thống thể chế, pháp luật còn nhiều bất cập, đặc biệt trong quy định về đất đai, môi trường và thủ tục hành chính, gây cản trở phát triển doanh nghiệp và đời sống người dân.
Việc phân cấp, phân quyền, theo Tổng Bí thư, còn quá nhiều quyền lực tập trung ở cấp Trung ương, bộ ngành. Nhiều cơ quan hành chính chưa thực hiện đúng trách nhiệm, làm chậm tiến độ các dự án quan trọng. Quyền tự do kinh doanh và quyền tài sản đôi khi bị xâm hại do sự yếu kém hoặc lạm quyền trong thực thi công vụ.
"Chúng ta cần nhìn thẳng vào sự thật, phân tích một cách thấu đáo, khách quan và toàn diện tình hình, nguyên nhân, rút ra những bài học quý giá từ thực tiễn để đưa ra các giải pháp sáng tạo, hiệu quả và kịp thời", Tổng Bí thư quán triệt.
Lưu ý một số nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2025, Tổng Bí thư nhấn mạnh cần thống nhất nhận thức và hành động về sự cấp bách phải tiếp tục tiến hành công cuộc đổi mới về kinh tế.
"Phải đổi mới mạnh mẽ, dứt khoát, quyết liệt trong quản lý kinh tế để chúng ta vững vàng bước vào kỷ nguyên thịnh vượng, giàu mạnh và phát triển. Ưu tiên hàng đầu là tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị theo hướng tinh - gọn - mạnh - hiệu năng - hiệu lực - hiệu quả", Tổng Bí thư nói.
Theo ông, điều này không chỉ là cắt giảm mà còn đòi hỏi cải cách sâu rộng quản trị Nhà nước, minh bạch hóa, và đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong hành chính, kinh tế, tài chính - ngân sách, và quản lý tài nguyên.
Song song với đó, Tổng Bí thư nhắc cần tăng tính chủ động, sáng tạo, tự lực và trách nhiệm giải trình của chính quyền các cấp, nhất là người đứng đầu kèm yêu cầu bỏ tư duy "không quản được thì cấm", đề cao phương pháp "quản lý theo kết quả", đổi mới phân bổ ngân sách theo kết quả đầu ra, và chuyển từ "tiền kiểm" sang "hậu kiểm", tạo không gian mới và động lực phát triển.
Với yêu cầu sửa đổi pháp luật và cơ chế quản lý để trao quyền tự quyết, chủ động nhiều hơn cho các cấp chính quyền, Tổng Bí thư lưu ý việc này cần đi đôi với cơ chế giám sát, kiểm soát quyền lực chặt chẽ, đảm bảo không để xảy ra lạm dụng quyền hạn vì lợi ích cá nhân.
Khả năng đạt tăng trưởng hai con số trong tương lai phụ thuộc nhiều vào quá trình đổi mới phát triển kinh tế của chúng ta, theo lời Tổng Bí thư.
Ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô và kiểm soát lạm phát, theo Tổng Bí thư, là mục tiêu then chốt để xây dựng nền kinh tế vững mạnh, ổn định với phương châm "phát triển để ổn định - ổn định để phát triển".
Sẽ có hàng trăm nghìn lao động rời khu vực Nhà nước sau tinh gọn
Để đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế 8% trong năm 2025, Tổng Bí thư cho rằng cần đẩy mạnh đột phá về thể chế, đề cao nguyên tắc thị trường trong huy động và phân bổ nguồn lực, đồng thời loại bỏ cơ chế "xin - cho" và tư duy bao cấp.
Đặc biệt, Tổng Bí thư quán triệt ưu tiên giải quyết các nguồn lực bị lãng phí, như quy hoạch treo, dự án vướng thủ tục, đất công không sử dụng, tài sản tranh chấp và các vụ án kéo dài.
Ngoài ra, Tổng Bí thư chỉ đạo thực hiện chính sách "khoán tăng trưởng" cả về số lượng và chất lượng cho các địa phương đi kèm với đẩy mạnh phân cấp, phân quyền nhằm tạo sự năng động, sáng tạo để các địa phương tự tìm cơ chế, chính sách và giải pháp nhằm đạt mức tăng trưởng hai con số, đóng góp cho tăng trưởng kinh tế cả nước.
Một định hướng khác được Tổng Bí thư đề cập là tập trung đầu tư hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng chiến lược, trọng điểm và quan trọng quốc gia, đặc biệt, các dự án về hạ tầng giao thông đường bộ và đường sắt cao tốc, cảng biển, sân bay, năng lượng và thích ứng với biến đổi khí hậu.
Phấn đấu hoàn thành 3.000km đường bộ cao tốc, trên 1.000km đường bộ ven biển và khởi công tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, Tổng Bí thư yêu cầu.
Liên quan vấn đề xã hội, Tổng Bí thư lưu ý cần ban hành và thực thi lộ trình giải pháp giảm ô nhiễm không khí tại các thành phố lớn như Hà Nội và TPHCM, đưa chỉ số chất lượng không khí về mức không có hại cho sức khỏe.
Trong xây dựng, chỉnh đốn Đảng, Tổng Bí thư nhấn mạnh cần mạnh mẽ đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí; tiến hành điều tra, truy tố, xét xử nghiêm minh các vụ án tham nhũng, tiêu cực, đồng thời tăng cường thu hồi tài sản thất thoát, minh bạch hóa hoạt động công vụ và kiểm soát tài sản của cán bộ, đảng viên.
Tổng Bí thư Tô Lâm cũng đưa ra câu hỏi mở về việc chuẩn bị "tổ" cho các "đại bàng". "Điều này rất đúng, rất nên làm, nhưng tại sao chúng ta ít đề cập tới kế hoạch chuẩn bị những cánh rừng, cánh đồng cho các đàn ong lấy hoa làm mật? Tại sao chúng ta chưa đưa ra các chỉ tiêu tạo ra việc làm mới cho từng giai đoạn, cho từng lĩnh vực ?", Tổng Bí thư gợi mở và dự báo giai đoạn tới sẽ có hàng trăm nghìn lao động rời khỏi khu vực Nhà nước do tác động của tinh gọn tổ chức bộ máy trong hệ thống chính trị.
"Vậy Chính phủ có chính sách gì để khu vực ngoài Nhà nước có thể tiếp nhận một phần trong số đó", Tổng Bí thư đặt vấn đề.
Nhấn mạnh thực tế càng trong khó khăn, chúng ta càng thể hiện sự đoàn kết, quyết tâm, đồng lòng và vươn lên mạnh mẽ, Tổng Bí thư khẳng định rằng đến nay, chúng ta đã có đủ thế và lực, đủ ý chí và quyết tâm để bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình phát triển giàu mạnh, thịnh vượng của dân tộc.