Game thủ Việt bị kỳ thị ở game nước ngoài: Trẻ trâu Việt tự hại cả cộng đồng_lịch thi đấu hạng nhất anh
作者:Cúp C1 来源:Cúp C1 浏览: 【大中小】 发布时间:2025-01-13 14:12:10 评论数:
Có thể nói,ủViệtbịkỳthịởgamenướcngoàiTrẻtrâuViệttựhạicảcộngđồlịch thi đấu hạng nhất anh thời gian vừa qua, tuy ý thức có sự tiến bộ rõ rệt, nhưng chúng ta vẫn phải chứng kiến không ít những vụ việc lùm xùm của cộng đồng game thủ Việt, những người đã và đang tham gia những game online nước ngoài nhưng có ý thức không tốt, khiến cho cả game thủ Việt đang chơi game nước ngoài cũng như game thủ nước ngoài cảm thấy bức xúc.
Về phần những game thủ Việt có ý thức tham gia game, thì những sự vụ như thế này đã và đang khiến cho cái nhìn của gamer nước ngoài đối với người Việt chơi game ngoại trở nên xấu đi rất nhiều.
Những bài viết phê phán những thói hư tật xấu của game thủ Việt khi chơi game online nước ngoài đã có rất nhiều, thế nhưng dường như một bộ phận game thủ nước nhà vẫn giữ thói quen chơi game cũng như tương tác với những người chơi khác theo kiểu "ao nhà", coi bản thân mình là nhất. Những hệ lụy từ đó cũng xuất hiện.
Khi nào thì game thủ bị coi là "trẻ trâu"?
Đầu tiên là văng tục chửi bậy, thói xấu không có hướng giải quyết cụ thể. Trong game nào, trong cộng đồng game thủ nước nào cũng có văng tục. Thế nhưng trong game, khi game thủ buông lời văng tục tới một người nhất định, thì không chỉ “nạn nhân” mà còn cả những người chơi xung quanh cũng đều cảm thấy khó chịu.
Việc văng tục, chửi bậy dường như đã trở thành một “nét văn hóa” không mấy đẹp đẽ trong cộng đồng game thủ. Nhiều người để thoải mái trong game đã không tiếc lời, sử dụng những từ ngữ nặng nề nhất để mạt sát đối thủ của mình với một phong cách rất… anh hùng bàn phím. Đó mới chỉ là một khía cạnh. Việc spam hoặc chat nhảm trên kênh chat thế giới cũng là một điều gây không ít game thủ khó chịu.
Điều đáng buồn là, không ít những game thủ Việt đang chơi game nước ngoài lại vẫn giữ thái độ chơi game vô ý thức. Từ đó, không ít những tựa game online nước ngoài đã quyết định nói không với người Việt. Đây đều là những quyết định dựa trên ý kiến của đa số game thủ nước ngoài, những người vốn đã chịu đựng đủ những lần gamer Việt hay một số quốc gia khác như Trung Quốc làm loạn.
Khó xử
Trong một bài viết cách đây chưa lâu về vấn đề liệu có nên ngăn chặn "trẻ trâu" Việt Nam tiếp cận với game hay không, một vấn đề đã nảy sinh và vẫn chưa thể tìm ra cách giải quyết tận gốc.
Với sự phát triển ngày càng nhanh chóng và sâu rộng của cấu hình máy tính nói chung tại nước ta, đi kèm với đó là chất lượng đường truyền internet và cơ sở hạ tầng của các nhà mạng cũng ngày càng được nâng cao, chẳng khó khăn gì để game thủ có thể tham gia vào một server nước ngoài không ban IP các khu vực khác (ngay cả khi có ban IP, những game thủ chúng ta vẫn tìm ra cách để lách luật như làm giả địa chỉ proxy để đánh lừa máy chủ).
Điều này cũng dẫn tới một thực trạng, bên cạnh những người nghiêm túc với game, thưởng thức các game online có ý thức, không có những biểu hiện được cộng đồng cho là “trẻ trâu”, thì những người Việt Nam mà chúng ta sẽ tạm gọi là “phá game” (bằng nhiều cách như hack cheat, văng tục chửi bậy hay spam kênh chat) cũng góp mặt tương đối đông đảo.
Và rồi, không ít người đã buộc phải lên tiếng chia sẻ những bình luận với nội dung như “xin đừng giới thiệu game nước ngoài mới nữa, đừng để trẻ trâu sang phá hoại game chúng tôi yêu mến” xuất hiện… Đương nhiên, họ hoàn toàn có cái lý của họ.
Nhiều người cho rằng, để giữ gìn bản sắc và ý thức tham gia game, những tựa game online nên có cấu hình cao hoặc thu phí để ngăn chặn “trẻ trâu” tham gia hàng loạt.
Thế nhưng khi không được tiếp xúc với những cộng đồng có ý thức cao hơn, một bộ phận game thủ Việt sẽ mãi quẩn quanh bên “cái ao làng” với những góc tối chưa có cách giải quyết tận gốc.
Đâu là gốc?
Để có được cách "giải quyết tận gốc" như trên đây, thì việc xác định cái "gốc" của vấn đề là điều không thể tránh khỏi. Có lẽ rằng, để tạo ra một bộ phận game thủ theo kiểu con sâu làm rầu nồi canh như thế này, thiết nghĩ một phần không nhỏ chính là cách quản lý con cái chơi game của các bậc làm cha làm mẹ.
Trước thời kỳ của chúng ta, chưa hề có bất kỳ một thể loại sản phẩm giải trí nào cho phép người chơi tương tác với nhiều người khác như game online. Chưa kể, độ tuổi tiếp cận game online của người Việt hầu như sớm hơn các quốc gia khác rất nhiều do việc quản lý game của các NPH chưa được chặt chẽ. Khi chưa có kỹ năng giao tiếp với cộng đồng, thì những việc văng tục hay spam kênh chat cũng từ đó bùng phát.
Chính vì lẽ đó, việc "đào tạo" cho game thủ biết cách giao tiếp với nhau ra sao trên game online, đặc biệt là game online nước ngoài cũng là một điều đáng quan tâm.
Nói đi thì cũng phải nói lại, game thủ Việt đã vậy, game thủ nước ngoài cũng chẳng phải lúc nào cũng có được ý thức chơi game tốt như mọi người mong muốn. Hãy nhìn vào những game thủ DOTA 2của Nga, hay gần chúng ta hơn là Philippines làm ví dụ. Tuy nhiên, nếu chỉ so sánh theo kiểu "họ như vậy, việc gì mình phải tôn trọng họ", thì ý thức tham gia game của người Việt sẽ rất khó có thể lên được.
Cộng với ý thức vốn có, thứ mà những game thủ luôn cần có, hy vọng rằng trong tương lai, sẽ chẳng còn những vụ việc khiến chúng ta cảm thấy xấu hổ và bẽ bàng như những gì xảy ra trong quá khứ.
Theo GameK