Theửtùsẽđượctiêmthuốcđộkeo nha cai tv.neto Luật thi hành ánhình sự vừa được Quốc hội thông qua chiều nay (17-6), tử tù sẽ được tiêm thuốcđộc, thay vì bị xử bắn như hiện nay.
Được nhận tử thi vềan táng
Dù trong phiên thảo luận sáng 24-5, vẫn có ĐBQH đề nghị giữquy định hình thức tử hình bằng xử bắn như hiện hành, hoặc chọn giữa xử bắn vàtiêm thuốc độc, việc tử hình theo hình thức duy nhất là tiêm thuốc độc đã chínhthức được lựa chọn.
Quy trình thực hiện sẽ do Chính phủ quy định.
Lý do được Chủ nhiệm UB Tư pháp Lê Thị Thu Ba giải thích:Tiêm thuốc độc có nhiều ưu điểm hơn, lại hoàn toàn khả thi vì việc nghiên cứuđể thay thế hình thức thi hành án tử hình đã được đặt ra từ nhiều năm nay.
Nếu thực hiện theo cả hai hình thức tiêm thuốc độc và xử bắnsẽ phải có cơ chế giải quyết để người phải chấp hành án lựa chọn, hoặc do cơquan có thẩm quyền lựa chọn, và vẫn phải duy trì cách thức tổ chức cùng cácđiều kiện thi hành án bằng xử bắn, khiến thực hiện không thống nhất và tốn kémkhông cần thiết.
419/433 đại biểu có mặt đã thông qua điều khoản này.
Đa số ĐBQH cũng đề nghị quy định cho phép thân nhân của tửtù được nhận tử thi về an táng. Do đó, Luật đã được chỉnh theo hướng: trước khitiêm thuốc, thân nhân hoặc người đại diện hợp pháp của tử tù được gửi đơn đếnchánh án tòa án đã xét sơ thẩm đề nghị giải quyết cho nhận tử thi về an táng,cam kết bảo đảm yêu cầu về an ninh trật tự, vệ sinh môi trường và tự túc chiphí.
Tuy nhiên, chánh án tòa có quyền không cho nhận tử thi khicó căn cứ là việc này ảnh hưởng đến an ninh trật tự và vệ sinh môi trường. 390/433đại biểu có mặt đã thông qua điều khoản này.
Phạm nhân được gặpvợ, chồng ở phòng riêng
Luật cũng có nhiều thay đổi theo ý kiến đóng góp của cácĐBQH. Chẳng hạn, người chấp hành án cải tạo không giam giữ, người được hưởng ántreo nếu được tiếp tục làm việc tại cơ quan, tổ chức thì sẽ được hưởng tiềnlương, chế độ phù hợp, được tính vào thời gian công tác.
Ngoài ra, theo luật mới, ngoài thân nhân, phạm nhân có thểđược gặp đại diện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân. Việc giải quyết cho thăm gặpdo giám thị trại giam, giám thị trại tạm giam, thủ trưởng cơ quan thi hành ánhình sự công an cấp huyện quyết định.
Điều khoản "phạm nhân nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổisẽ được bố trí thời gian phù hợp để chăm sóc, nuôi dưỡng con" cũng được bổsung.
Riêng ý kiến đề nghị cân nhắc quy định việc cho phạm nhângặp vợ, chồng không quá 24 giờ để tránh trường hợp phạm nhân nữ có thai, UBTVQHcho rằng quy định "phạm nhân chấp hành nghiêm chỉnh nội quy, quy chế trạigiam hoặc lập công thì được gặp vợ hoặc chồng ở phòng riêng không quá 24giờ" có tác dụng giáo dục, động viên phạm nhân chấp hành án, nên đề nghịvẫn giữ nguyên.
Kết quả, dự Luật thi hành án hình sự đã được thông qua vớitỷ lệ 427/435 đại biểu có mặt (tỷ lệ 86,61% nếu so với tổng số ĐBQH).
Luật sẽ có hiệu lực từ ngày 1-7-2011.
(THEO VNN)