Cuối năm 1944,ímậtvềlờithỉnhcầucủaChurchillđốivớthứ hạng của fc zürich qua kinh nghiệm ngoại giao và các báo cáo tình báo nhận được, trùm phát xít Hitler biết rằng các cuộc đàm phán riêng rẽ với các nước phương Tây không đạt được kết quả mong muốn.
Sau nhiều ngày suy ngẫm, ông ta đi đến kết luận: Thật ngây thơ khi đợi chờ một thành công trong đàm phán khi bản thân mình đang ở thế yếu; các cuộc đàm phán chỉ mang lại kết quả khi giành được ưu thế trên chiến trường.
Từ suy luận trên, Hitler quyết định mở một cuộc tấn công mạnh mẽ vào quân Mỹ với mục tiêu chính trị là tạo bước ngoặt chiến lược ở mặt trận phía Tây và có thể cả cuộc chiến tranh, buộc Mỹ, Anh ngồi vào bàn đàm phán.
Ông ta đặt tên chiến dịch là “Watch am Rhine” (Ngọn hải đăng trên sông Rhine), thường được biết đến với tên gọi trận Ardennes, kéo dài từ 16/12/1944 đến 16/1/1945.
Binh sĩ Mỹ tại trận Ardennes cuối năm 1944. Ảnh: AP |
Ngày 16/12/1944, với 200.000 quân cùng 1.000 xe tăng, quân Đức bắt đầu đòn đánh chính nhằm vào phòng tuyến rộng 110 km của quân Đồng minh. Đồng thời, một đội đặc nhiệm nói tiếng Anh, mặc quân phục Mỹ dưới quyền chỉ huy của viên sĩ quan SS Skorzeny (người từng chỉ huy cuộc giải cứu Thủ lĩnh phát xít Ý Mussolini) tiến hành các hoạt động phá hoại gây hoảng loạn trong hậu phương quân Đồng minh.
Phía Mỹ không hay biết gì về ý định tấn công của quân Đức. Đúng vào ngày đó, Tư lệnh Tập đoàn quân 12 Mỹ còn về Paris để chúc mừng Tổng tư lệnh Eisenhower được phong hàm đại tướng, còn Tư lệnh quân Anh Montgomery cũng về nước nghỉ phép.
Chỉ trong ngày đầu của trận đánh, hai trung đoàn của Sư đoàn Bộ binh 106 Mỹ bị loại khỏi vòng chiến đấu.
Với những thắng lợi ban đầu, niềm vui và sự hả hê của quân Đức thật khó tưởng tượng. Hitler thậm chí đã ban hành một loại huân chương mới “Lá sồi vàng với chữ thập sắt” để thưởng cho những người lập công trong trận đánh. Ông ta cũng thúc các tướng lĩnh tiếp tục tấn công và tin rằng chẳng bao lâu nữa, Mỹ-Anh sẽ phải xuống thang đàm phán.
Đùng một cái, ngày 8/1/1945, Hitler gọi điện khẩn ra lệnh cho Thống chế Von Rundstedt - Tư lệnh chiến dịch nhanh chóng điều chuyển những đơn vị đang chuẩn bị tham gia tấn công về phía tây, nay quay lại và chuyển về hướng đông.
Điều gì đã xảy ra vậy?
Ngày 6/1/1945, Thủ tướng Anh Churchill gửi nhà lãnh đạo Liên Xô I. V. Stalin bức điện khẩn với nội dung: “Ở hướng tây đang diễn ra các trận đánh rất ác liệt và cần đến quyết định của Ngài… Tôi sẽ rất biết ơn Ngài nếu Ngài thông báo là liệu chúng tôi có thể trông chờ một trận tấn công lớn của Hồng quân trên mặt trận Wisla hoặc ở một khu vực nào đó mà Ngài cho là có thể… Tôi cho rằng đây là việc rất gấp”.
Nếu lược bỏ đi các ý tứ ngoại giao thì có thể coi đây là lời kêu cứu khẩn cấp, kêu gọi một cuộc tấn công lớn của Hồng quân vào quân Đức, để giải tỏa cho mặt trận phía Tây.
Stalin ngay lập tức trả lời: “Ngài có thể không nghi ngờ gì vào việc chúng tôi sẽ làm tất cả những gì có thể để phối hợp với các đơn vị Đồng minh”.
Để thực hiện lời hứa này, Stalin quyết định đẩy sớm thời gian bắt đầu chiến dịch Wisla-Oder lên một tuần, tức vào ngày 12/1/1945.
Trong chiến dịch này, Stalin đã trực tiếp chỉ huy cùng lúc 5 phương diện quân với tổng số quân tham gia là 4,3 triệu người. Chiến dịch kéo dài 25 ngày, diễn ra trên mặt trận rộng 500km, tiêu diệt 60 sư đoàn quân Đức, đẩy lùi quân Đức 500 km về phía Tây, giải phóng Ba Lan. Hồng quân tiến vào lãnh thổ Đức, tiến đến sông Oder và đến sát Berlin.
Chiến dịch Wisla-Oder mở ra đã buộc Hitler điều những đơn vị tinh nhuệ nhất đang tham gia chiến dịch Ngọn hải đăng trên sông Rhine về tăng cường phòng thủ cho mặt trận phía đông, chống lại Hồng quân. Qua đó, giảm gánh nặng cho các đơn vị quân Đồng minh Mỹ-Anh.
Trong trận Ardennes, binh lính Mỹ đã chiến đấu dũng cảm trước quân Đức. Kết thúc trận đánh, Mỹ bị thiệt hại tới 19.000 binh sĩ, số thương vong nặng nề nhất mà họ phải hứng chịu trong một trận đánh thời kỳ Thế chiến thứ Hai. Nhưng với sự hỗ trợ “từ xa” của Hồng quân Liên Xô, họ đã bảo vệ thành công phòng tuyến quan trọng trước quân đội phát xít.
Trong khi đó, quân Đức mất 15.652 lính, lực lượng tăng thiết giáp của họ hứng chịu tổn thất nặng nề không thể khôi phục được. Sau thất bại trong trận đánh này, quân Đức không còn khả năng phát động tấn công ở mặt trận phía tây.
Nguyên Phong
Chiến lược đối phó của Liên Xô nếu Đức Quốc xã chiếm Moscow năm 1941
Giữa tháng 10/1941, quân đội Đức Quốc xã nhanh chóng áp sát thủ đô Moscow của Liên Xô. Các thành phố lân cận lần lượt rơi vào tay kẻ thù. Quân phát xít có thể tiến vào Moscow bất cứ lúc nào.