游客发表
Ngày 5-1-1946,ộctổngtuyểncửđầutiênhận định keo nhà cái Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi quốc dân đi bỏ phiếu. Người nhấn mạnh: “Ngày mai mồng 6 tháng Giêng năm 1946. Ngày mai là một ngày sẽ đưa quốc dân ta lên con đường mới mẻ. Ngày mai là một ngày vui sướng của đồng bào ta, vì ngày mai là ngày Tổng tuyển cử, vì ngày mai là một ngày đầu tiên trong lịch sử Việt Nam mà nhân dân ta bắt đầu hưởng dụng quyền dân chủ của mình (...). Ngày mai, tất cả các bạn cử tri, đều phải nhớ đi bầu cử. Ngày mai, mỗi người đều nên vui vẻ hưởng quyền lợi của một người dân độc lập, tự do”.
“Ngày vui sướng của đồng bào…”
Cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên bầu ra Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngày 6-1-1946 là một sự kiện lịch sử trọng đại, mở đầu cho quá trình xây dựng chế độ dân chủ mới ở nước ta. Thành công của cuộc Tổng tuyển cử để lại những bài học kinh nghiệm vô cùng quý báu, góp phần ngày càng hoàn thiện chế độ bầu cử Quốc hội. Ngày 3-9-1945, chỉ một ngày sau khi tuyên bố độc lập, tại phiên họp đầu tiên của Chính phủ lâm thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đề nghị một trong sáu nhiệm vụ cấp bách cần phải thực hiện ngay là “tổ chức càng sớm càng hay cuộc tổng tuyển cử với chế độ phổ thông đầu phiếu” để bầu ra Quốc hội. Ngày 8-9-1945, Chính phủ ban hành Sắc lệnh số 14/SL về việc Tổng tuyển cử để bầu Quốc hội. Tiếp đó, ngày 17-10-1945, Chính phủ ký Sắc lệnh số 51/SL quy định thể lệ Tổng tuyển cử.
Cử tri cả nước đi bầu cử trong cuộc Tổng tuyển cử năm 1946. Ảnh: TƯ LIỆU
Để mở rộng khối đại đoàn kết toàn dân, thực hiện chủ trương “thống nhất, thống nhất và thống nhất”, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Tổng bộ Việt Minh quyết định mời tất cả những người ngoài Mặt trận Việt Minh cùng đứng chung danh sách ứng cử. Hành động này chứng tỏ, Chính phủ và Việt Minh luôn tôn trọng quyền tự do dân chủ của nhân dân, tôn trọng người có tài, đoàn kết mọi lực lượng yêu nước, thiện tâm, thiện chí vì quyền lợi tối cao của dân tộc. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Tổng tuyển cử là một dịp cho toàn thể quốc dân tự do lựa chọn những người có tài, có đức, để gánh vác công việc nước nhà. Trong cuộc Tổng tuyển cử, hễ là những người muốn lo việc nước thì đều có quyền ra ứng cử; hễ là công dân thì đều có quyền đi bầu cử. Không chia gái trai, giàu nghèo, tôn giáo, nòi giống, giai cấp, đảng phái, hễ là công dân Việt Nam thì đều có hai quyền đó. Vì lẽ đó, cho nên Tổng tuyển cử tức là tự do, bình đẳng; tức là dân chủ, đoàn kết”.
Tuy nhiên, để công việc chuẩn bị cho cuộc Tổng tuyển cử được chu đáo hơn nữa và nhất là để các ứng cử viên có điều kiện nộp đơn và vận động tranh cử, ngày 18-12-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh hoãn cuộc Tổng tuyển cử đến ngày 6-1- 1946; hạn nộp đơn ứng cử kéo dài đến hết ngày 27-12-1945; nơi nào lệnh hoãn không đến kịp, Chính phủ cho phép tiến hành Tổng tuyển cử theo quy định cũ (ngày 23-12-1945).
Hưởng ứng lời hiệu triệu thiêng liêng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngày 6-1-1946, với tinh thần yêu nước nồng nàn và khí thế hào hùng của Cách mạng Tháng Tám, nhân dân Việt Nam từ Bắc đến Nam, trên khắp mọi miền của Tổ quốc nô nức tham gia bầu cử, bất chấp sự phá hoại điên cuồng của các thế lực xâm lược và chống đối, góp phần mang đến sự thành công cho cuộc Tổng tuyển cử ngày 6-1-1946. Cụ thể là, tính chung cả nước, số cử tri tham gia bỏ phiếu là 89%, trong khi đó theo quy định của Điều 56 Sắc lệnh số 51 về thể lệ Tổng tuyển cử, chỉ cần một phần tư (1/4) số cử tri có quyền bầu cử đi bầu thì cuộc bầu cử đã có giá trị. Cuộc Tổng tuyển cử bầu được 333 đại biểu, trong đó 57% số đại biểu thuộc các đảng phái yêu nước và cách mạng khác nhau, 43% không đảng phái; có 10 đại biểu nữ và 34 đại biểu các dân tộc thiểu số.
Ý nghĩa lịch sử
Thắng lợi của cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên mang nhiều ý nghĩa, không những là sự hợp pháp hóa, chính đáng hóa quyền lực của Nhà nước mà còn là giải pháp mang tính gốc rễ, căn bản để giải quyết những mâu thuẫn, xung đột giai cấp, đảng phái trong điều kiện hòa bình. Cuộc Tổng tuyển cử vĩ đại đầy ý nghĩa đó thắng lợi do có sách lược ứng phó khéo léo: Giương cao ngọn cờ đoàn kết, tất cả vì mục tiêu độc lập dân tộc với những giải pháp “dĩ bất biến, ứng vạn biến” đầy nghệ thuật, không phải sử dụng bạo lực trong điều kiện “chưa bao giờ trên đất nước ta có nhiều kẻ thù đến thế”.
Thắng lợi của cuộc Tổng tuyển cử đánh dấu bước trưởng thành của Nhà nước cách mạng Việt Nam, mở ra một thời kỳ mới, thời kỳ đất nước ta có một Quốc hội, một Chính phủ thống nhất, một bản Hiến pháp tiến bộ và một hệ thống chính quyền hoàn toàn đầy đủ danh nghĩa về mặt pháp lý để đại diện cho nhân dân Việt Nam về đối nội, đối ngoại. Cuộc bầu cử là căn cứ để khẳng định Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa có tính chất hợp pháp, dân chủ - Nhà nước của dân, do dân và vì dân, được quốc dân giao phó trọng trách điều hành đất nước, tổ chức toàn dân kháng chiến kiến quốc, giải quyết mọi quan hệ của Việt Nam trên trường quốc tế.
Thắng lợi của cuộc Tổng tuyển cử đã khẳng định niềm tin tuyệt đối của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh vào tinh thần yêu nước của nhân dân ta. Đồng thời, đó cũng là sự biểu thị khát vọng dân chủ của nhân dân và sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân.
Thắng lợi của cuộc Tổng tuyển cử như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói trong kỳ họp thứ nhất của Quốc hội đầu tiên, là “Kết quả của sự hy sinh, tranh đấu của tổ tiên ta, nó là kết quả của sự đoàn kết anh dũng phấn đấu của toàn thể đồng bào Việt Nam ta, sự đoàn kết của toàn thể đồng bào không kể già, trẻ, lớn, bé, gồm tất cả các tôn giáo, tất cả các dân tộc trên bờ cõi Việt Nam đoàn kết chặt chẽ thành một khối, hy sinh không sợ nguy hiểm tranh lấy nền độc lập cho Tổ quốc”.
Những bài học quý báu
Cuộc Tổng tuyển cử ngày 6-1-1946 là một sự kiện lịch sử trọng đại, mở đầu cho quá trình xây dựng chế độ dân chủ mới; là sự khởi đầu và phát triển của Quốc hội, một thiết chế dân chủ, trụ cột trong Nhà nước pháp quyền của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. 70 năm đã trôi qua, cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên năm 1946 để lại cho chúng ta nhiều bài học quý báu.
Thứ nhất, phải đặt trọn niềm tin vào nhân dân. Ngược dòng lịch sử có thể thấy, trong thế nước “ngàn cân treo sợi tóc”, khó khăn chồng chất khó khăn, nhưng Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đặt niềm tin tuyệt đối vào nhân dân, vì Người tin rằng, nhân dân Việt Nam có niềm tin mãnh liệt vào Đảng, chính quyền cách mạng và giao trọn niềm tin cho Đảng, cũng như chính quyền cách mạng.
Thứ hai, bảo đảm quyền tự do bầu cử với những quy định linh hoạt và sáng tạo. Trên thực tế, cuộc Tổng tuyển cử đã thể hiện và bảo đảm thực hiện các nguyên tắc bầu cử tiến bộ, tạo mọi điều kiện để nhân dân thực hiện quyền của mình, tham gia bầu cử đông đủ, thể hiện quyền lợi và nghĩa vụ của công dân trong việc xây dựng chính quyền nhân dân.
Thứ ba, tuyên truyền, vận động bầu cử được tiến hành rộng rãi, dân chủ và thực chất. Để cuộc Tổng tuyển cử thực sự dân chủ, công tác tuyên truyền, vận động bầu cử là hết sức quan trọng nhằm giúp người dân hiểu về mục đích, ý nghĩa và tầm quan trọng của Tổng tuyển cử, về các quy định của pháp luật bầu cử để động viên nhân dân đi bầu cử đầy đủ và sớm nhất.
Thứ tư, bài học về quyền ứng cử. Ngày 30-12-1945, trong bài viết trên Báo Cứu quốc, Chủ tịch Hồ Chí Minh giải thích: “Hễ là những người muốn lo việc nước thì đều có quyền ra ứng cử; hễ là công dân thì đều có quyền đi bầu cử. Không chia gái trai, giàu nghèo, tôn giáo, nòi giống, giai cấp, đảng phái, hễ là công dân Việt Nam thì đều có hai quyền đó”…
Ý nghĩa lịch sử và những bài học quý báu từ cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên đến nay vẫn vẹn nguyên giá trị, cần được chắt lọc, vận dụng vào công tác bầu cử của Quốc hội khóa XIV và những nhiệm kỳ tiếp theo, để Quốc hội xứng đáng là cơ quan đại biểu dân cử cao nhất, cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
P.V (tổng hợp)
相关内容
随机阅读
热门排行
友情链接