Đừng bao giờ lau màn hình smartphone bằng 9 thứ này_soi kèo kyoto sanga

时间:2025-01-13 02:38:07来源:Fabet作者:Ngoại Hạng Anh

Bạn đã bao giờ thử tìm cách lau sạch vết bẩn trên màn hình điện thoại bằng ngón tay của chính mình,Đừngbaogiờlaumànhìnhsmartphonebằngthứnàsoi kèo kyoto sanga để rồi sau đó phát hiện ra rằng làm như vậy chẳng những không lau được gì mà còn làm màn hình của bạn có nhiều vệt ngón tay hơn? Nếu có, thì đừng lo lắng, bởi bạn không phải là người duy nhất gặp phải tình huống này. Bạn có thể tránh được điều đó bằng cách sử dụng các công cụ làm sạch phù hợp.

Đôi khi, bạn "tiện tay" lau màn hình điện thoại bằng áo sơ mi hoặc một chiếc quần jean hoàn toàn mới, nhưng đừng làm như vậy. Hãy sử dụng các công cụ và kỹ thuật vệ sinh đặc biệt để giữ cho điện thoại (và cả quần áo) của bạn luôn sạch sẽ, điều đó sẽ giúp cho màn hình của bạn bền hơn. Ngoài ra, còn có một số loại chất tẩy rửa mà bạn cần tránh sử dụng, nếu không chúng có thể làm hỏng màn hình chiếc điện thoại thân yêu mà bạn đang cố gắng giữ gìn.

9 món đồ bạn không bao giờ được sử dụng để lau màn hình điện thoại

Khăn ăn/Giấy ăn:Giấy ăn có thể giúp làm sạch bàn ăn của bạn, nhưng đừng bao giờ sử dụng chúng để lau chùi màn hình điện thoại. Giấy có thể bị rách vụn ra, khiến cho bụi bẩn đang bám trên mặt màn hình điện thoại bị cọ xát vào màn hình nhiều hơn. Giấy ăn thậm chí còn có thể để lại vết xước trên màn hình smartphone của bạn.

Nước lau kính cửa sổ: Bạn dùng dung dịch nước lau kính để lau gương và cửa sổ nhà sáng loáng, và bạn nghĩ bụng: chắc dùng nước này để lau màn hình điện thoại cũng được? Câu trả lời là không! Một số dòng điện thoại đời mới, chẳng hạn như chiếc iPhone XR, có một lớp phủ bảo vệ màn hình và có thể bị ăn mòn theo thời gian.

Sử dụng những dung dịch tẩy rửa mạnh có thể phá huỷ lớp phủ bảo vệ và làm cho màn hình điện thoại của bạn dễ bị trầy xước hơn. James LeBeau, Phó Giáo sư chuyên ngành Khoa học Vật liệu và Kỹ thuật tại Viện Công nghệ Massachusetts, cho biết bất kỳ loại chất tẩy rửa nào có chứa tác nhân gây ăn mòn đều có thể làm xước bề mặt màn hình điện thoại, do đó bạn tuyệt đối không bao giờ được sử dụng chúng.

Các loại chất tẩy rửa khác: LeBeau lưu ý rằng khả năng chống xước của tấm kính làm nên màn hình điện thoại sẽ không bị ảnh hưởng bởi bất kỳ loại chất tẩy rửa nào. Chỉ có lớp phủ bảo vệ màn hình mới bị các loại dung dịch đó ăn mòn mà thôi. Chẳng hạn, dung dịch tẩy rửa Bar Keepers Friend được nhà sản xuất tuyên bố công khai rằng nó có thể làm hỏng lớp bảo vệ màn hình. Dung dịch tẩy rửa Bon Ami thì ghi rõ trên bao bì rằng không được sử dụng sản phẩm với các tấm kính có lớp phủ bảo vệ. Apple cũng khuyên người dùng không được sử dụng các sản phẩm tẩy rửa để lau điện thoại.

Dung dịch tẩy trang: Một số loại dung dịch tẩy trang có chứa hoá chất gây nguy hại tới màn hình của các thiết bị điện tử. LeBeau khuyến cáo người sử dụng không dùng dung dịch tẩy trang, thay vào đó sử dụng một chiếc khăn mềm thấm một chút nước.

Cồn: Do các dòng điện thoại đời mới hiện nay đều có một lớp phủ bảo vệ, nên việc dùng cồn chà xát lên màn hình điện thoại có thể khiến lớp phủ này nhanh hỏng hơn, khiến màn hình của bạn dễ bị xước. Lưu ý nhớ kiểm tra các sản phẩm lau chùi màn hình điện thoại của bạn có chứa thành phần nào là cồn hay không. Apple khuyên người dùng tránh dùng cồn để lau chùi các thiết bị của hãng.

Khí nén: Điện thoại của bạn là một sản phẩm rất "mong manh", do đó, việc phun một luồng không khí cực mạnh vào các cổng kết nối hay các chi tiết tiếp xúc với môi trường bên ngoài của nó có thể gây ra thiệt hại nhất định tới các bộ phận của nó, trong đó nhạy cảm nhất là micro của điện thoại. Các công ty công nghệ, như Apple, đặc biệt cảnh báo người dùng không sử dụng khí nén để loại bỏ chất bẩn khỏi điện thoại.

Mặc dù hoá chất có trong xà phòng rửa bát và xà phòng rửa tay khá nhẹ, nhưng cách thức đúng đắn duy nhất để sử dụng chúng là hoà loãng với nước. Tuy nhiên, đa số các công ty điện thoại đều khuyến cáo người dùng giữ cho điện thoại của mình tránh xa nước; do đó, một lần nữa, hãy cân nhắc chỉ sử dụng một miếng vải ẩm mà thôi!

Giấm: Chuyên trang công nghệ Lifehackerkhuyên người dùng nên sử dụng giấm pha loãng để làm sạch màn hình điện thoại của bạn. Tuy nhiên, trang tin Android Centrallại cho rằng không bao giờ được đặt giấm (hoặc cồn) lên các bộ phận bằng thủy tinh của điện thoại để giữ gìn lớp phủ oleophobic (không thấm dầu).

Nhà nghiên cứu LeBeau cũng đã xác nhận rằng giấm sẽ có thể sẽ làm mòn các bộ phận trên điện thoại. Tuy nhiên, Android Centralcho biết bạn có thể sử dụng giấm để lau chùi các bộ phận khác của điện thoại ngoại trừ phần màn hình, chẳng hạn như mặt sau – nhưng lưu ý phải pha với nước sạch theo tỷ lệ 50/50.

Các loại dung dịch khử trùng: Trên bao bì của những sản phẩm này thường ghi rõ "Rửa lại tay bằng nước sạch sau khi sử dụng", vì vậy sử dụng dung dịch đó để lau chùi màn hình điện thoại, một bề mặt vốn thường xuyên tiếp xúc với da tay và cả da mặt của chúng ta (khi áp điện thoại lên tai để trả lời các cuộc gọi) rõ ràng không phải là một ý tưởng hay. Theo LeBeau, các loại dung dịch tẩy rửa này thường chứa cồn, có khả năng phá huỷ lớp phủ oleophobic và lớp phủ hydrophobic (không thấm nước) của thiết bị.

Ông cho biết, lớp chống xước của màn hình điện thoại hoạt động chủ yếu nhờ quá trình trao đổi ion được thực hiện đối với phần kính của màn hình, bằng cách thay thế các nguyên tử natri bằng phốt-pho.

Làm cách nào để lau sạch vết dấu vân tay trên màn hình điện thoại?

相关内容
推荐内容