Sáng 5/12,ữngchỉsốnổibậtvềtàinguyênInternetViệtNamnătỷ lệ kèo 88 tại sự kiện “Ngày Internet Việt Nam” (Internet Day 2018), Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC) chính thức công bố “Báo cáo tài nguyên Internet Việt Nam 2018”.
Kẻ bôi nhọ lãnh đạo Đảng, Nhà nước trên mạng internet lãnh án tù
Nộp lệ phí ô tô, xe máy trước bạ qua internet
Người dân sắp thoát cảnh độc quyền Internet chung cư
Báo cáo tài nguyên Internet Việt Nam là báo cáo thường niên được xuất bản lần đầu tiên vào năm 2012. Kể từ khi ra đời, báo cáo này đã trở thành tài liệu quan trọng, giúp phản ánh và cung cấp số liệu, kết quả phát triển tài nguyên Internet hàng năm của Việt Nam.
Tài nguyên Internet (tên miền, địa chỉ), là tham số định danh cho các thực thể tham gia vào hoạt động Internet. Đây là yếu tố quan trọng đảm bảo cho hoạt động của hệ sinh thái số. Tại Việt Nam, tài nguyên Internet song hành và là nhân tố góp phần tạo nên sự phát triển mạnh mẽ của mạng và dịch vụ tại Việt Nam.
Ông Trần Minh Tân - Giám đốc VNNIC công bố Báo cáo tài nguyên Internet Việt Nam 2018. Ảnh: Trọng Đạt |
Năm 2018 đánh dấu bước cải tiến quan trọng trong việc quản lý hồ sơ đăng ký tên miền “.vn”. Tên miền “.vn” đã chính thức được đăng ký hoàn toàn trực tuyến qua hồ sơ điện tử mà vẫn đảm bảo tính pháp lý, tạo thuận lợi tối đa cho người sử dụng.
Tính tới hết ngày 31/10/2018, có 460.412 tên miền “.vn” đang duy trì sử dụng, tăng 9% so với cùng kỳ năm 2017. Lượng tên miền “.vn” đăng ký mới năm 2018 đạt 119.737 tên.
Tên miền “.vn” có tỉ lệ tăng trưởng thực dương trong bối cảnh chịu sự cạnh tranh mạnh mẽ của tên miền quốc tế, bao gồm cả tên miền cấp cao dùng chung mới (New gTLD - Generic top level domain). Nhiều ccTLD (Country Code top level domain) khác trong khu vực và trên thế giới suy giảm tốc độ tăng trưởng, thậm chí tăng trưởng âm.
Nổi bật nhất trong mảng tài nguyên số năm 2018 là sự bứt phá trong kết quả ứng dụng triển khai IPv6 của Việt Nam.
Tính đến 31/10/2018, tỉ lệ ứng dụng IPv6 Việt Nam đạt khoảng 21%, đứng thứ 2 khu vực ASEAN, thứ 7 khu vực Châu Á - Thái Bình Dương (sau Ấn Độ, Mỹ, Malaysia, Nhật Bản, Đài Loan và Canada).
Buổi hội thảo “Ngày Internet Việt Nam”. Ảnh: Trọng Đạt |
Năm 2018, Việt Nam vượt qua Australia và New Zealand lên vị trí thứ 19 toàn cầu với hơn 11 triệu người sử dụng IPv6 (công bố bởi tổ chức quản lý địa chỉ khu vực Châu Á - Thái Bình Dương APNIC và Cisco). Đối với khối cơ quan Đảng, Nhà nước, năm 2018 đã ghi nhận sự chuyển biến rõ rệt về nhận thức trong việc triển khai ứng dụng IPv6.
Các cơ sở hạ tầng trọng yếu phục vụ cho hoạt động Internet Việt Nam (mạng máy chủ tên miền quốc gia DNS, Trạm trung chuyển Internet quốc gia VNIX) duy trì hoạt động tốt.
Mạng máy chủ tên miền quốc gia (DNS) gồm có 07 cụm máy chủ (5 trong nước, 2 nước ngoài với hơn 70 điểm trên toàn cầu), 5/7 cụm máy chủ hỗ trợ IPv6, phục vụ truy vấn tên miền quốc gia, quốc tế.
Lưu lượng trao đổi qua VNIX không ngừng tăng trưởng. Tính đến hết 31/10/2018, tổng lưu lượng đã trao đổi qua VNIX đạt 541.008 Tetabyte. Trong năm 2018 (tính đến hết tháng 10), lưu lượng trao đổi qua VNIX là 61.048 Tetabyte.
Hệ thống VNIX được xây dựng tại 4 điểm TP. Hà Nội (Yên Hòa, Hòa Lạc), TP. Đà Nẵng và TP. Hồ Chí Minh. Trong đó tổng lưu lượng trao đổi qua các điểm tại TP. Hà Nội chiếm 47,68%, TP. Hồ Chí Minh chiếm 51,81% và TP. Đà Nẵng chiếm 0,51%.
Trọng Đạt
Từ vụ VinaSun kiện Grab, Việt Nam cần “luật chơi” cho hệ sinh thái số
Theo Thứ trưởng Nguyễn Thành Hưng, đó không chỉ đơn giản là sự “xung đột” giữa taxi truyền thống với taxi công nghệ mà về bản chất, đó là sự va chạm của mô hình kinh doanh truyền thống với mô hình kinh doanh dựa trên nền tảng công nghệ.