Vùng đất của các khu đô thị
Nằm gọn ở phía nam như một cửa ngõ của Hà Nội,bảng xếp hạng everton gặp bournemouth với cơ cấu kinh tế nông nghiệp, trong quá khứ, Thanh Trì chưa gây nhiều chú ý trên thị trường BĐS Thủ đô. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, khi quỹ đất ngày càng trở nên eo hẹp tại các quận trung tâm và thành phố có định hướng mở rộng về nam, Thanh Trì đã trở thành một cái tên sáng giá, được giới đầu tư đặc biệt quan tâm.
Trên thực tế, dù không có tình trạng “sốt đất” nhưng phía tây bắc của huyện, nơi tiếp giáp với các quận: Hà Đông, Thanh Xuân, Hoàng Mai từ lâu đã hình thành một “tiểu thị trường” sôi động với loạt khu đô thị có quy mô từ vài hécta đến vài chục hécta. Các dự án này với quy mô lớn, quy hoạch hiện đại, đã đóng vai trò quan trọng trong việc thay đổi diện mạo đô thị, thu hút dân cư, tạo lập cộng đồng, đưa vùng tây bắc Thanh Trì trở một điểm nhấn trên bản đồ nhà ở Hà Nội.
Quy hoạch Công viên Chu Văn An - “lá phổi xanh” phía tây nam Hà Nội. |
Đặc biệt, kể từ khi TP Hà Nội quy hoạch xây dựng công viên Chu Văn An, vùng tây bắc Thanh Trì càng trở nên sôi động hơn trước. Đây là dự án công viên có quy mô lên tới 55ha, nằm giữa 2 trục đường huyết mạch của khu nam là Vành đai 3 (Nguyễn Xiển) và Phan Trọng Tuệ (đường 70), bao gồm các hạng mục cảnh quan (cây xanh, hồ điều hòa) và văn hóa (khu tưởng niệm, bảo tàng).
Sự xuất hiện của dự án công viên đi kèm với việc xây dựng tuyến đường Nguyễn Xiển - Xa La (dài 2,5km, rộng 53,5m) đã tạo ra động lực mạnh mẽ để các dự án mới nối tiếp nhau ra đời.
Tuyến đường Nguyễn Xiển - Xa La kết nối huyện Thanh Trì và 2 quận: Hoàng Mai, Hà Đông |
Nhờ các lợi thế trên, giao dịch BĐS thời gian qua đã trở nên nhộn nhịp, giá BĐS cũng theo đó gia tăng, trở thành điểm sáng của thị trường Hà Nội hiện nay. Theo thống kê, Thanh Trì là một trong những huyện có mức giá đất trung bình cao nhất hiện nay. Các khu vực có giá cao gồm: Cầu Bươu (52,1 triệu/m2), Kim Giang (65,4 triệu/m2), liên xã Phan Trọng Tuệ (61,9 triệu/m2), Tân Triều (77 triệu/m2)…
Tiềm năng vẫn còn rộng mở
Theo quy hoạch của TP. Hà Nội, huyện Thanh Trì sẽ được nâng cấp thành quận vào năm 2025. Tuy nhiên, huyện đang nỗ lực để rút ngắn lộ trình.
Hạ tầng là yếu tố cơ bản đầu tiên được đẩy mạnh. Theo đó, huyện đang đầu tư một loạt dự án đường giao thông có tổng mức đầu tư hàng trăm tỷ đồng như: đường giao thông liên xã Tả Thanh Oai - Đại Áng - Liên Ninh; cải tạo, nâng cấp, mở rộng đường Tứ Hiệp nối Quốc lộ 1A với đường Ngọc Hồi - Vũ Lăng; đầu tư cải tạo đường Nguyễn Bồ lên dốc Đồng Trì, xã Yên Mỹ. Bên cạnh đó, 18 tuyến đường có tổng chiều dài 31km nhằm khớp nối hạ tầng giữa các phường xã và các quận huyện lân cận cũng đã được thông qua chủ trương xây dựng.
Toàn cảnh đường nối Pháp Vân - Cầu Giẽ - Vành đai 3 |
Đặc biệt, những dự án lớn như: đường vành đai 3,5 đi cầu Ngọc Hồi, đường nối Pháp Vân - Cầu Giẽ - Vành đai 3, đường sắt đô thị Ngọc Hồi - Yên Viên… được xem là những đột phá về hạ tầng, đưa Thanh Trì trở thành “điểm vàng” về kết nối và kỳ vọng tạo ra cuộc đua sôi động về đầu tư BĐS, khiến diện mạo đô thị của huyện được nâng lên tầm cao mới.
Hiện tại, huyện Thanh Trì vẫn sở hữu lợi thế quỹ đất rộng lớn, đầy tiềm năng. Trong mắt của giới đầu tư, quỹ đất này chính là “mỏ vàng” để xây dựng những dự án khu đô thị có quy mô lớn, đồng bộ và hiện đại. Thực tế, thị trường cũng đã ghi nhận những chuyển động tích cực của các doanh nghiệp trong việc xác lập các dự án, bao gồm tạo lập mới và thông qua mua bán - sáp nhập. Đáng chú ý, các dự án này đều có quy hoạch đồng bộ, đa tiện ích, phù hợp với hiện trạng, xu hướng và trình độ phát triển của thị trường.
Theo các chuyên gia, thị trường Thanh Trì hiện đang duy trì hấp lực tốt, nhờ những lợi thế nổi bật về hạ tầng, quỹ đất và triển vọng lên quận. Trong giai đoạn tới, khi nền kinh tế toàn quốc đã vượt qua những khó khăn do đại dịch gây ra và kỳ vọng tăng trưởng GDP đạt 6% trong năm 2021, BĐS Thanh Trì sẽ còn chứng kiến nhiều đột phá.
Ngọc Minh