Hôm 24/4,óthêmtênlửaATACMSnhiềumụctiêuquantrọngcủaNgalâlịch thi đấu ngoai hạng anh Tổng thống Mỹ Joe Biden đã ký phê chuẩn dự luật viện trợ nước ngoài có trị giá hàng chục tỷ USD bao gồm khoản viện trợ bổ sung 61 tỷ USD cho Ukraine. Ngay sau đó, Lầu Năm Góc đã cho công bố gói hỗ trợ an ninh trị giá 1 tỷ USD cho Kiev. Mặc dù không đề cập cụ thể đến Hệ thống Tên lửa chiến thuật lục quân (ATACMS) MGM-140, nhưng Mỹ cho biết gói hàng này chứa "tên lửa bổ sung" cho tổ hợp HIMARS.
Cũng trong ngày 24/4, tờ New York Times và hãng tin Reuters cho hay chính quyền của Tổng thống Biden đã bí mật vận chuyển các biến thể ATACMS tầm xa tới Ukraine vào đầu tháng này trong gói hỗ trợ an ninh trị giá 300 triệu USD được công bố hồi tháng 3. Các quan chức Mỹ cho biết, Kiev đã sử dụng tên lửa ATACMS để tấn công sân bay quân sự của Nga trên bán đảo Crưm vào tuần trước. Nhưng không rõ đây là biến thể nào của ATACMS.
Trước đó, các lực lượng Kiev từng tuyên bố đã tấn công 2 sân bay của Nga ở khu vực miền đông Ukraine vào mùa thu năm 2023 bằng ATACMS. Ukraine đã sử dụng phiên bản M39 của ATACMS mang theo bom chùm có tầm bắn 165km để tập kích 2 sân bay Nga. Theo các chuyên gia, phiên bản M39 đạt hiệu quả chống lại các mục tiêu phân tán và không được bảo vệ như trực thăng đang đỗ.
Tình báo phương Tây cho hay 2 cuộc tấn công của Ukraine đã phá hủy hơn chục trực thăng của Nga, cùng một bệ phóng tên lửa phòng không, các phương tiện quân sự và kho đạn dược. Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cũng khẳng định ATACMS đã "chứng minh được năng lực".
Trong sự kiện lần này, các nhà lập pháp Mỹ cho rằng trong vài ngày tới Ukraine sẽ có thể nhận được thêm nhiều tên lửa ATACMS. Từ đó, Ukraine có thể tiếp tục triển khai tập kích vào các tài sản có giá trị cao của Nga ở hậu phương.
Chia sẻ với tờ Business Insider, ông Dan Rice, cựu sĩ quan pháo binh của quân đội Mỹ, cho hay “điều này sẽ khiến Nga phải thay đổi nhiều về chiến lược và chiến thuật”.
Song hiện chưa rõ chính xác biến thể ATACMS nào Ukraine sẽ nhận được từ Mỹ trong thời gian tới. Ngoài M39 có tầm bắn 165km, Mỹ còn có 2 phiên bản khác có tầm bắn 305km.
Theo ông Rice, tất cả ATACMS đều có thể được bắn từ Hệ thống tên lửa pháo binh cơ động cao (HIMARS), và Hệ thống tên lửa phóng loạt M270 mà Ukraine đang sử dụng. Ngoài ra, các biến thể ATACMS khác nhau có thể được sử dụng để tấn công các mục tiêu khác nhau.
Cụ thể, với biến thể mang theo bom chùm, ATACMS có thể tấn công vào các nơi tập trung quân quy mô lớn lộ thiên hoặc trong chiến hào, đồng thời phá hủy kho nhiên liệu, đạn dược và xe bọc thép được giữ ở khu vực lân cận.
Với biến thể mang đầu đạn đơn nhất, ATACMS để tấn công các mục tiêu như cầu, sở chỉ huy và kiểm soát, kho tiếp tế, hoặc boongke được bảo vệ nghiêm ngặt vì chúng tạo ra một vụ nổ lớn, thay vì phân tán bom con trên khu vực rộng.
“Sự kết hợp như trên sẽ khiến những bệ phóng HIMARS trở nên nguy hiểm hơn, và tạo thêm áp lực cho Nga ở tất cả các khu vực trong phạm vi 300km tính từ tiền tuyến”, ông Rice nhận định.
Trên thực tế, dù Kiev nhận được thêm biến thể nào của ATACMS cũng sẽ buộc Moscow phải thay đổi chiến lược và chiến thuật. Các chuyên gia từng cho rằng, giới lãnh đạo quân sự Nga sẽ phải cân bằng giữa việc bảo vệ và di dời các tài sản dễ bị tấn công trong tầm bắn của ATACMS, mà không làm giảm giá trị chiến đấu của chúng.
Theo ông Rice, sự xuất hiện nhiều hơn của ATACMS trong thời gian tới có thể buộc Nga phải đẩy các kho tiếp tế, sở chỉ huy và kiểm soát, cùng trực thăng tấn công ra xa tiền tuyến hơn. Bằng cách này, Ukraine sẽ gây “nhiều khó khăn hơn” cho quân đội Nga trong quá trình chiến đấu.
(责任编辑:Cúp C2)