Ngày xưa, cứ gần đến Tết, đứa trẻ nào cũng rất háo hức vì được bố mẹ mua cho quần áo mới. Dù rất thích, chúng thường để dành “kho báu” đó đến Tết mới diện.
|
Những ngày giáp Tết, trẻ em xưa rất thích “bám đuôi” cha mẹ đi chợ mua gói mứt, túi kẹo hay chậu quất, cành đào… Ngày nay, các mặt hàng Tết đa dạng, đẹp mắt hơn như dừa, dưa hấu khắc hình, cây cảnh nhiều loại quả, song không thể thay thế không khí sắm Tết của ngày xưa.
|
Đây là màn được các 9X đời đầu mong chờ nhất mỗi dịp Tết xưa. Tình cảm gia đình bình dị đến lạ khi cha mẹ, anh chị em ngồi quây quần quanh bếp lửa rực hồng, nghe tiếng củi cháy kêu lép bép, canh nồi bánh chưng sôi lục bục. |
Trong ký ức của những 9X đời đầu, Tết không hề có bài Ngày Tết quê em hay Ngày xuân long phụng sum vầy. Ngày ấy, khi giai điệu ca khúc Happy New Year của nhóm ABBA vang lên từ chiếc đài casette, người ta lại thấy không khí Tết tràn ngập khắp nơi. |
Những năm 1990, người nào làm ăn phát đạt, khấm khá mới lì xì tiền “nghìn” như 2.000, 5.000 đồng, còn bình thường là 100, 200, 500 đồng. Trẻ con thời ấy vào sáng mùng 1 thích có nhiều tờ tiền với đủ màu sắc và đem ra khoe với nhau. |
Khoảng mùng 4, mùng 5 Tết ngày xưa, nhà nào có điều kiện mua máy ảnh (thời đó gọi là máy phim) thường đưa nhau tới các địa điểm đẹp để du xuân, chụp ảnh. Thời ấy, mỗi cuộn phim chỉ chụp được 36 kiểu nên nhiều người rất tiết kiệm, chỉ vào những dịp đặc biệt mới mang ra dùng. Chính vì thế, ký ức của 9X đời đầu về những mùa xuân thập niên 1990 còn nhớ câu nói: “Tết đến để được chụp ảnh”.
|
Trẻ em ngày xưa thường cất giấu tiền mừng tuổi ở những nơi bí mật như trong hộc bàn, tủ quần áo để sau Tết lấy tiền mua quà vặt. Nếu không cất kỹ, mẹ phát hiện thì toàn bộ tài sản đó chắc chắn sẽ bị “tịch thu”, chỉ được giữ lại một phần nhỏ.
|
Bên cạnh bánh chưng, mứt là món khoái khẩu của trẻ em ngày xưa. Khoảng mùng 5 Tết, quất và đào bắt đầu rụng. Những quả quất chín được đem ra vắt lấy nước, rồi pha với chút đường, muối là có một ly nước hấp dẫn. |
Wendy
(责任编辑:Cúp C2)