Ủy viên Bộ Chính trị,ếnnghịnhiềuvấnđềbứcxúcởkỳhọpthứnhấtQuốchộikhóketqua bong đá Chủ tịch Ủy Ban mặt trận Tổ quốc Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân. (Ảnh: Quang Quyết/TTXVN)
Tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XIV, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân đã đọc báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân trong cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2021.
Báo cáo nêu rõ cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2021 được tổ chức sau khi Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng đã thành công tốt đẹp. Tình hình kinh tế - xã hội những tháng đầu năm ổn định; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Các chức danh lãnh đạo cấp cao của Nhà nước đã được kiện toàn. Các hoạt động đối ngoại của Đảng, Nhà nước được đẩy mạnh, góp phần quan trọng vào việc củng cố quan hệ hữu nghị, hợp tác với các nước, đẩy mạnh, nâng cao hiệu quả hội nhập quốc tế của đất nước.
Tuy nhiên, đất nước vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức, như kinh tế tăng trưởng thấp hơn cùng kỳ năm 2015; sức cạnh tranh của nền kinh tế và của doanh nghiệp còn thấp. Chất lượng của sản phẩm và năng suất lao động trong nước cải thiện còn chậm. Tình trạng thất nghiệp ở đô thị và trong thanh niên còn cao... Bên cạnh đó, thời tiết diễn biến bất thường, hạn hán ở Nam Trung bộ, Tây Nguyên, hạn hán và xâm nhập mặn ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Tình trạng ô nhiễm môi trường đáng báo động, đặc biệt là vụ Công ty trách nhiệm hữu hạn Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh gây ô nhiễm môi trường biển, làm hải sản chết hàng loạt tại 4 tỉnh ven biển miền Trung, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất, đời sống của nhân dân.
Đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của Quốc hội và Hội đồng Nhân dân các cấp
Cử tri và nhân dân đánh giá cao nỗ lực của các cơ quan Đảng, Nhà nước, Hội đồng Bầu cử Quốc gia, Ủy ban bầu cử và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp với sự hưởng ứng, tham gia có trách nhiệm của nhân dân cả nước đã tổ chức thành công cuộc bầu cử. Công tác thông tin, tuyên truyền về cuộc bầu cử đã được các ngành, các cấp quan tâm thực hiện, tạo thành đợt sinh hoạt chính trị-pháp lý sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân, góp phần quan trọng vào thành công của cuộc bầu cử.
Cử tri ghi nhận và đặc biệt quan tâm các chương trình hành động cũng như lời hứa của những người ứng cử tại các hội nghị tiếp xúc cử tri; mong muốn những người trúng cử thực hiện đầy đủ chương trình hành động, lời hứa của mình. Đồng thời, cử tri đề nghị có cơ chế để Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và nhân dân giám sát việc thực hiện chương trình hành động, lời hứa của mỗi đại biểu.
Cử tri và nhân dân mong muốn các đại biểu Quốc hội khóa XIV, đại biểu Hội đồng Nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2021 thực hiện tốt trách nhiệm của người đại biểu nhân dân; thường xuyên tiếp xúc, lắng nghe ý kiến, phản ánh đầy đủ, trung thực tâm tư, nguyện vọng, ý kiến, kiến nghị của nhân dân với các cơ quan nhà nước; giám sát, đôn đốc các cơ quan nhà nước giải quyết các kiến nghị của nhân dân để trả lời cho nhân dân; phát huy trí tuệ, trách nhiệm để đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của Quốc hội và Hội đồng Nhân dân các cấp.
Bên cạnh những mặt tích cực, cử tri và nhân dân còn phản ánh, một số nơi công tác thông tin, tuyên truyền về bầu cử chưa thật sự sâu rộng; hội nghị cử tri còn thiếu sự đối thoại giữa cử tri với người ứng cử; việc tổ chức các hội nghị cử tri để người ứng cử thực hiện quyền vận động bầu cử không đồng đều về số lượng...
Tăng cường quản lý, giám sát việc bố trí cán bộ, công chức
Cử tri và nhân dân đánh giá cao việc Quốc hội khóa XIII đã tập trung xây dựng, thông qua Hiến pháp năm 2013 và hệ thống văn bản pháp luật để cụ thể hóa Hiến pháp, tạo nền tảng pháp lý đáp ứng yêu cầu xây dựng, bảo vệ đất nước, hội nhập quốc tế; quyết định nhiều vấn đề quan trọng của đất nước trên tất cả các lĩnh vực. Quốc hội đã đổi mới hoạt động chất vấn, qua đó giám sát việc thực hiện các kiến nghị của cử tri, việc thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội, làm rõ hơn trách nhiệm của Chính phủ trước Quốc hội và nhân dân.
Tuy nhiên, cử tri và nhân dân cũng nêu những hạn chế trong nhiệm kỳ vừa qua, như: Việc quán triệt, thể chế hóa, ban hành các kế hoạch, chương trình hành động để thực hiện chủ trương của Đảng, thi hành Hiến pháp, pháp luật, Nghị quyết của Quốc hội trong một số lĩnh vực chưa kịp thời, đầy đủ và đồng bộ. Việc thực thi pháp luật ở nhiều nơi chưa nghiêm túc.
Công tác phối hợp nghiên cứu, xây dựng luật, pháp lệnh còn chưa chặt chẽ, dẫn đến một số văn bản, quy định ban hành chất lượng chưa cao, thậm chí còn nhiều sai sót. Bộ máy hành chính nhà nước ở nhiều bộ, ngành, địa phương, đơn vị vẫn chưa tinh gọn. Công tác phối hợp giải quyết các vấn đề liên ngành, liên vùng còn nhiều vướng mắc. Công tác thanh tra, kiểm tra ở một số bộ, ngành, địa phương còn chưa sâu sát, thiếu quyết liệt...
Cử tri và nhân dân mong muốn các hạn chế này sẽ được Quốc hội khóa XIV, Hội đồng Nhân dân các cấp và các cơ quan nhà nước quan tâm, ngay từ những phiên họp đầu nhiệm kỳ phải đưa vào chương trình, kế hoạch hoạt động của mình để giải quyết một cách triệt để.
Cử tri đề nghị Quốc hội, Chính phủ, các cơ quan tư pháp tiếp tục đẩy mạnh các biện pháp quyết liệt phòng, chống tham nhũng, lãng phí; tăng cường công tác quản lý, giám sát việc bố trí cán bộ, công chức, nhất là đối với các chức danh lãnh đạo ở các cơ quan nhà nước, các doanh nghiệp nhà nước, chính quyền địa phương; tiếp tục chỉ đạo các ngành chức năng tập trung giải quyết dứt điểm các khiếu nại, tố cáo tồn đọng.
Giữ vững chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc
Cử tri và nhân dân cả nước rất lo lắng, bất bình trước việc Trung Quốc tiếp tục gia tăng các hoạt động bồi đắp, xây dựng các công trình trái luật pháp quốc tế, bố trí vũ khí, quân đội tại các đảo, bãi đá thuộc quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và tàu thuyền của Trung Quốc hành hung, cướp phá tài sản, ngư cụ của ngư dân Việt Nam. Những việc này làm gia tăng sự bất ổn trong khu vực, đe dọa tự do hàng hải, vi phạm Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982, vi phạm Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) được ký giữa các nước ASEAN và Trung Quốc.
Cử tri và nhân dân mong muốn Đảng, Nhà nước tiếp tục có các giải pháp đấu tranh đồng bộ, quyết liệt và hiệu quả, vừa bảo đảm giữ vững chủ quyền biển, đảo của quốc gia, vừa bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước; mở rộng và tăng cường các hoạt động tuyên truyền đối ngoại để cộng đồng quốc tế hiểu và ủng hộ sự chính nghĩa, ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền biển, đảo của nhân dân ta; sớm đưa nước ta trở thành nước mạnh về kinh tế biển trong khu vực.
Xử lý nghiêm việc buông lỏng trách nhiệm về đầu tư và bảo vệ môi trường
Cử tri và nhân dân phản ánh tình trạng ô nhiễm môi trường và suy kiệt tài nguyên thiên nhiên ngày càng nghiêm trọng do hoạt động sản xuất công nghiệp, khai thác khoáng sản và các làng nghề gây ra, đe dọa trực tiếp sự phát triển bền vững của đất nước, các địa phương và khu dân cư, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe nhân dân và cả thế hệ tương lai.
Cử tri và nhân dân rất bức xúc trước tính trạng nhiều nơi nạn “cát tặc” hoành hành, khai thác khoáng sản trái phép diễn ra nhiều năm, “lâm tặc” chặt phá rừng và vận chuyển gỗ công khai... Cử tri và nhân dân đòi hỏi Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp phải vào cuộc quyết liệt, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân, giám sát chính quyền địa phương thực hiện trách nhiệm của mình.
Việc Công ty trách nhiệm hữu hạn Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh (gọi tắt là Công ty Formosa) che giấu việc xả thải gây ô nhiễm môi trường và gây hậu quả nghiêm trọng về nhiều mặt ở 4 tỉnh ven biển miền Trung đã gây nhiều bất bình, bức xúc trong nhân dân và công luận.
Cử tri, nhân dân hoan nghênh Chính phủ đã chỉ đạo xác minh, kết luận, công bố công khai nguyên nhân hải sản chết hàng loạt và chỉ rõ Công ty Formosa đã vi phạm pháp luật về đầu tư và bảo vệ môi trường, gây ra sự cố môi trường biển chưa từng có ở Việt Nam. Cử tri, nhân dân đề nghị Chính phủ, chính quyền địa phương tiếp tục có các giải pháp tích cực, cụ thể để giải quyết hậu quả trước mắt và lâu dài, bảo vệ môi trường, bảo đảm cuộc sống của người dân và sự phát triển của địa phương; giám sát Công ty Formosa thực hiện đầy đủ các cam kết, đồng thời chỉ đạo rà soát việc thực thi các quy định pháp luật về cấp phép đầu tư, đánh giá tác động môi trường, quản lý, giám sát hoạt động của các doanh nghiệp. Cử tri và nhân dân yêu cầu làm rõ trách nhiệm, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân đã buông lỏng trách nhiệm quản lý nhà nước về đầu tư và bảo vệ môi trường.
Trước những biến đổi khí hậu gây tác hại nghiêm trọng và có xu hướng không đảo ngược trong một thời gian dài như hạn hán trên diện rộng ở Tây Nguyên và Nam Trung bộ, thiếu nước và xâm nhập mặn ở đồng bằng sông Cửu Long, cử tri và nhân dân đề nghị Chính phủ và chính quyền các địa phương sớm nghiên cứu, công bố, triển khai các giải pháp cơ bản, lâu dài; hướng dẫn, hỗ trợ nhân dân thực hiện các giải pháp trước mắt để giảm thiểu tác hại, ổn định đời sống, tiếp tục phát triển kinh tế phù hợp với đặc điểm của từng vùng, địa phương.
Nâng cao trách nhiệm xã hội trong chế biến, kinh doanh thực phẩm
Việc bảo đảm an toàn thực phẩm ở nước ta trong thời gian qua tuy đã có tiến bộ nhưng chưa thực sự có chuyển biến căn bản. Cử tri và nhân dân mong muốn Chính phủ, chính quyền các cấp phải có các chương trình hành động đồng bộ, lâu dài, khả thi, phát huy sự tham gia tích cực của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và nhân dân để tạo sự thay đổi căn bản trong nhận thức, ý thức trách nhiệm xã hội của các hộ, các doanh nghiệp sản xuất nông sản, chế biến và kinh doanh thực phẩm, của cán bộ, công chức.
Cử tri đề nghị Chính phủ, chính quyền các cấp hỗ trợ, khuyến khích sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn, xử lý nghiêm khắc các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm không an toàn, để thực phẩm không an toàn không còn là nỗi lo hàng ngày ở các gia đình Việt Nam.
Nhiều vấn đề bức xúc cần sớm được giải quyết
Ngoài ra, cử tri và nhân dân tiếp tục kiến nghị cần nâng cao chất lượng đào tạo cao đẳng, đại học và trên đại học; giải quyết việc làm cho sinh viên sau khi tốt nghiệp; nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh tại các cơ sở y tế, giải quyết nhanh các bất cập trong khám, chữa bệnh bằng bảo hiểm y tế; phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm hiệu quả hơn.
Cử tri và nhân dân một số địa phương bức xúc về mật độ một số trạm thu phí giao thông quá dày, mức phí cao, phải trả phí cả khi đi trên đường chủ yếu được đầu tư từ ngân sách nhà nước. Tình trạng một số trang mạng xã hội đăng tải nhiều thông tin, hình ảnh có nội dung trái sự thật, đã tác động bất lợi cho ổn định xã hội và phát triển bền vững của đất nước. Cử tri và nhân dân đề nghị Chính phủ chỉ đạo chính quyền địa phương tiếp tục rà soát, bố trí ngân sách thực hiện chính sách với người có công.
Qua tổng hợp ý kiến của cử tri, nhân dân cả nước và giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đề nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng tiếp tục chỉ đạo Chính phủ triển khai quyết liệt các giải pháp phát triển kinh tế-xã hội như nâng cao tính minh bạch, hấp dẫn của môi trường kinh doanh, đầu tư của Việt Nam; phát huy năng lực sáng tạo của người Việt Nam, tiềm lực khoa học, công nghệ của đất nước như một nguồn lực bên trong quan trọng nhất để phát triển nhanh, bền vững; xử lý nghiêm minh các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực kinh tế để tạo động lực cho nền kinh tế phát triển bền vững...
Tại kỳ họp này, Quốc hội khóa XIV sẽ bầu, phê chuẩn các chức danh lãnh đạo cấp cao trong bộ máy Nhà nước, Đoàn Chủ tịch ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đề nghị Quốc hội xem xét, quyết định cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước ở Trung ương theo hướng thật sự tinh gọn về bộ máy và nhân sự, không chồng chéo, trùng lắp về chức năng, nhiệm vụ. Nhân sự lãnh đạo phải thực sự có đức, có tâm, có tài.
Trong nhiệm kỳ này, Quốc hội cần tiếp tục hoàn thiện cơ chế pháp luật để thể chế hóa và thực hiện tốt phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” theo tinh thần Đại hội XII của Đảng; có cơ chế cụ thể để nhân dân thông qua Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp giám sát đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước, trước hết là đối với những người đứng đầu cơ quan nhà nước ở cơ sở.
Trước những diễn biến phức tạp ở biển Đông, Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đề nghị Đảng, Nhà nước sơ kết, đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương khóa X về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020; tiếp tục thực hiện chiến lược phát triển kinh tế biển toàn diện, có trọng tâm, trọng điểm, sớm đưa nước ta trở thành nước mạnh về kinh tế biển trong khu vực, bảo đảm vững chắc chủ quyền quốc gia gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh và hợp tác quốc tế; có giải pháp giải quyết khó khăn, hỗ trợ sản xuất, đời sống của ngư dân...
Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đề nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương có chính sách, giải pháp cấp bách, hỗ trợ nhân dân ổn định đời sống, sản xuất, thích ứng với hạn hán, xâm nhập mặn. Chính phủ tập trung nghiên cứu, đưa ra các biện pháp căn bản, lâu dài để ứng phó với biến đổi khí hậu; chỉ đạo các bộ, ngành chức năng, chính quyền các cấp tăng cường quản lý tài nguyên khoáng sản, bảo vệ môi trường; làm rõ trách nhiệm, kiên quyết xử lý đối với người đứng đầu các cấp chính quyền, các cơ quan chức năng có hành vi vi phạm pháp luật về quản lý tài nguyên khoáng sản, bảo vệ môi trường.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội phối hợp với Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xây dựng, thực hiện chương trình vận động, tổ chức để các tầng lớp nhân dân cả nước tham gia tích cực bảo vệ môi trường, giám sát toàn diện công tác quản lý, thực hiện pháp luật về môi trường của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.
Để góp phần giải quyết vấn nạn mất an toàn thực phẩm hiện nay, Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đề nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành hữu quan, chính quyền địa phương các cấp tăng cường công tác truyền thông về an toàn thực phẩm; tăng cường quản lý an toàn thực phẩm trên toàn quốc; xử lý nghiêm minh các trường hợp vi phạm an toàn thực phẩm.
Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đang phối hợp với các bộ, ngành, cơ quan, tổ chức và các tầng lớp nhân dân tham gia thực hiện Chương trình phối hợp với Chính phủ về vận động và giám sát bảo đảm an toàn thực phẩm giai đoạn 2016-2020. Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đề nghị Chính phủ, các bộ, ngành, chính quyền địa phương quan tâm phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận các cấp thực hiện hiệu quả Chương trình này.
Cả nước đang triển khai Nghị quyết Đại hội XII của Đảng vào cuộc sống, đồng thời với thời điểm Quốc hội, Chính phủ, các cơ quan nhà nước ở Trung ương và các cấp chính quyền địa phương nhiệm kỳ 2016 -2021 được kiện toàn.
Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đề nghị các cấp ủy Đảng, Quốc hội, Chính phủ và chính quyền các cấp quan tâm hơn nữa việc tiếp tục hoàn thiện cơ chế, triển khai các chương trình phối hợp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp để Mặt trận thực hiện có hiệu quả hơn nữa quyền, trách nhiệm của mình trong việc đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân; tập hợp, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện dân chủ, tăng cường đồng thuận xã hội./.
Theo TTXVN
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
Khát khao được sống của bé gái lở loét, đau đớn vì ung thư tái phát
Triển khai ứng dụng phần mềm “Một cửa điện tử tích hợp dịch vụ công trực tuyến”
Cách xem trực tiếp sự kiện ra mắt iPhone 2018 của Apple
Nữ sinh đương đầu với toán cướp có súng, không chịu mất túi xách
Chàng trai học 2 tháng ở Ngoại thương rồi quyết nghỉ
Thiết bị bay mới giúp tìm kiếm người mất tích không dựa trên GPS
Cách sao lưu dữ liệu ghi chú Sticky Notes trên Windows 10
Khuôn mặt của Á hậu Huyền My khác lạ, khiến khán giả đặt nghi vấn
Chính phủ yêu cầu thúc đẩy mạnh mẽ các nhiệm vụ, giải pháp xây dựng Chính phủ điện tử
18 tháng đi tìm sự thật giúp tăng giá gấp 12 lần bức tranh của Rembrandt
Trên đường đến sao Hỏa, các phi hành gia sẽ ngủ đông như thế nào?