Sự phát triển ung thư thường xuất hiện sau khi bắt đầu uống rượu bia từ hai năm trở đi,áchạicủarượuRượubiagâyhàngloạtbệnhungthưbóng đá cá cược hôm nay thậm chí ngay cả khi đã cai rượu.
Tại hội thảo góp ý luật Phòng, chống tác hại của rượu bia do Bộ Y tế, Liên minh Phòng chống các bệnh không lây nhiễm Việt Nam (NCDs-VN) và Tổ chức HealthBridge Canada tại Việt Nam phối hợp tổ chức, ThS.BS Trần Quốc Bảo, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho biết: Tổ chức nghiên cứu ung thư quốc tế (IARC) đã kết luận rằng, rượu bia là chất gây ung thư đối với người, bao gồm các bệnh ung thư như: ung thư khoang miệng, họng, thanh quản, thực quản, đại trực tràng, gan và ung thư vú ở phụ nữ.
“Việc uống ở mức độ nào cũng có nguy cơ gây ung thư. Uống càng nhiều thì nguy cơ ung thư càng tăng. Sự phát triển ung thư thường xuất hiện sau khi bắt đầu uống từ 2 năm trở đi, thậm chí ngay cả sau khi đã cai rượu”- ThS. Bảo nhấn mạnh.
Uống rượu bia ở giới hạn nào?
Cũng theo ThS. Bảo, ethanol trong rượu bia và đồ uống khác là chất gây ung thư đối với người. Không có ngưỡng uống rượu bia nào là an toàn để phòng bệnh ung thư. Để giảm nguy cơ mắc ung thư và các bệnh liên quan khác, mọi người tốt nhất là không nên uống rượu bia, hoặc nếu có uống thì nên giới hạn mức độ uống.
Cụ thể: Nam/nữ giới khỏe mạnh không nên uống quá 2 đơn vị cồn/ngày để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh và chấn thương. Không nên uống quá 4 đơn vị cồn trong 1 lần uống bất kỳ để giảm nguy cơ bị tai nạn thương tích do rượu bia.
Người dưới 18 tuổi không uống rượu bia. Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú tốt nhất không nên uống rượu bia (nếu uống rượu bia có thể gây hại cho bào thai và cho trẻ bú mẹ).
Gần một nửa nam giới Việt Nam đã uống rượu bia ở mức nguy hại (Ảnh minh họa) |
ThS. Bảo cảnh báo, uống rượu bia ở bất kỳ mức độ nào cũng đều gây tăng nguy cơ mắc các bệnh ung thư. Lợi ích của rượu bia đối với sức khỏe tim mạch chỉ phù hợp cho phụ nữ ở độ tuổi từ 55 trở lên, và khi hạn chế ở mức độ uống 5 đơn vị mỗi tuần. Không có mức uống rượu bia nào là an toàn cho phụ nữ mang thai.
Cần tăng nặng xử phạt lái xe uống rượu, bia
Thống kê cho thấy, có đến 200 lít rượu không chính thống được sử dụng mỗi năm. Việt Nam ở mức rất cao, xếp thứ hai trong các nước Đông Nam Á, Thái Bình Dương; xếp thứ 10 châu Á và thứ 29 trên thế giới về tình trạng tiêu thụ rượu bia.
Tỉ lệ uống rượu bia ở người trưởng thành rất cao, có tới 77% nam giới và 11% nữ giới hiện tại có uống rượu bia trong 30 ngày qua. Tuổi càng cao tình trạng sử dụng rượu bia càng tăng. Nhóm tuổi trẻ tần suất uống ít hơn nhưng uống nhiều hơn trong mỗi lần uống so với nhóm tuổi già. Gần một nửa nam giới đã uống rượu bia ở mức nguy hại.
Trong số người có uống rượu bia, khoảng 45% đã từng điều khiển phương tiện giao thông cơ giới trong vòng 2 giờ sau khi dùng. Kết quả điều tra quốc gia vị thành niên VN cho thấy 20,8% nam vị thành niên đã lái xe sau uống rượu bia dẫn đến các chấn thương phải nghỉ học hoặc nghỉ lao động từ một tuần trở lên...
Theo ThS. Bảo, những người trẻ tuổi bắt đầu uống rượu trước tuổi 15 thì về sau có thể phát sinh các vấn đề về bia rượu cao gấp 5 lần những người đến 21 tuổi mới uống.
Đó là khả năng nghiện rượu cao gấp 4 lần và khả năng tham gia bạo lực thể chất sau khi uống cao gấp 6 lần; khả năng tai nạn xe cộ do uống rượu bia cao gấp 6 lần, khả năng bị chấn thương do uống gấp gần 5 lần.
Do đó, để giảm thiểu nguy cơ đối với sức khỏe và xã hội, ThS. Bảo cũng đề nghị bổ sung thêm nhiều điểm mới vào luật Phòng chống tác hại của rượu bia. Chẳng hạn, cấm bán rượu bia cho trẻ ở tuổi vị thành niên hay việc cấm quảng cáo rượu bia ở nơi công cộng...
Tại hội thảo, các chuyên gia cũng khuyến nghị cần khẩn trương hoàn thiện hành lang pháp lý để kiểm soát cung và cầu nhằm giảm thiểu tác hại do lạm dụng rượu bia gây ra.
Tăng nặng các hình thức xử phạt và cưỡng chế thực thi nghiêm khắc như: Nghiên cứu đưa hình thức phạt tù đối với lái xe có nồng độ cồn trong máu cao trên 80mg/dl; bắt buộc lao động công ích và phạt nặng các hành vi tái phạm…
Theo Sức khỏe & Đời sống
(责任编辑:Nhà cái uy tín)