Các chiến lược marketing và nâng cấp sản phẩm của các ông lớn công nghệ ngày nay đều dựa trên những phân tích khoa học chi tiết về hành vi và tâm lý người dùng.
Tháng 9 năm 2015,ạisaoconngườiphátcuồngkhicóđồcôngnghệmớiramắtrận đấu pau fc chỉ 6 ngày sau khi Apple cho ra mắt iPhone 6S và iPhone 6S Plus, công ty đã thông báo số lượng đặt trước kỷ lục cho 2 dòng này: 4 triệu đơn hàng chỉ trong 24h đầu tiên. Khi những chiếc iPhone mới nhất được giới thiệu, chúng ta luôn thấy những đợt sóng phát cuồng và cạnh tranh xem ai là người đầu tiên được sở hữu chiếc máy mới ra lò.
Vậy những con số ấn tượng cùng hành vi “cuồng tín” của người dùng có phải chỉ đơn thuần là một sự phản ánh của công nghệ cao cấp và những chiến lược marketing xuất sắc Apple đưa ra hay một điều gì đó đơn giản hơn những gì chúng ta nghĩ?
Việc tìm kiếm và nhận ra những gì chúng ta khao khát tạo ra một loại hoạt động “tự thưởng” (tại một khu vực gọi là vùng vân – striatum) trong não. Hoạt động này sản sinh ra chất dẫn truyền thần kinh dopamine, làm tăng các hành vi mang tính thúc ép. Hầu hết các hoạt động tự thưởng, tìm kiếm sự hài lòng này có xu hướng làm tăng lượng dopamine trong não và nếu các hoạt động này trở nên quá đà, mất kiểm soát thì sẽ dẫn tới các chứng rối loạn nghiện ngập như nghiện rượu, nghiện cờ bạc hay thậm chí là nghiện giao dịch trên phố Wall.
Thế nhưng hiện nay, khi những nhu cầu cơ bản như ăn ở, an toàn có vẻ như đã sẵn sàng cho hầu hết mọi tầng lớp xã hội thì Internet và mạng xã hội lại đang khiến chúng ta dễ dàng bộc lộ những nhu cầu mới của mình như nhu cầu giao tiếp (WhatsApp), nhu cầu được kết nối (Facebook), chia sẻ thông tin (Twitter), chia sẻ ảnh (Instagram), nghe nhạc (Spotify) hay thậm chí là tìm “đối tác” (Tinder). Và thật không có gì ngạc nhiên khi các sản phẩm của Apple kích hoạt hầu hết các vùng não bộ của các fan nhà Táo tương tự như việc những hình ảnh biểu tượng ‘tôn giáo’ kích thích lòng trung thành của những người đi theo.
Sự kết hợp mạnh mẽ của marketing với ngành khoa học thần kinh (neuroscience) đã cho ra đời một lĩnh vực mới mang tên neuromarketing (marketing đánh vào tâm lý, não bộ). Trong neuromarketing, các doanh nghiệp tìm cách thấu hiểu khách hàng qua các thí nghiệm tâm lý và nghiên cứu thần kinh để tìm ra phương pháp marketing hiệu quả nhất giúp họ tâm phục khẩu phục và thèm khát các sản phẩm.
Tại các nước phát triển, khoa học dữ liệu đang là một trong những nghề hot nhất hiện nay. |
Gần đây, sự trỗi dậy của công nghệ machine learning cũng chi phí ngày càng giảm cho việc lưu trữ dữ liệu lớn và các công cụ mã nguồn mở mạnh mẽ đã mở đường cho sự phát triển của ngành khoa học dữ liệu (data science). Các công ty trên khắp thế giới đang tuyển ngày càng nhiều các nhà khoa học dữ liệu (data scientist), những người được Harvard Business Review coi là đang theo đuổi “công việc hấp dẫn nhất thế kỷ 21”. Từ một lượng khổng lồ dữ liệu người dùng (ví dụ như lượt click đường link trên Facebook hay sở thích mua hàng online,…), các nhà khoa học dữ liệu sẽ tiến hành phân tích để tìm ra các xu hướng nổi bật trong hành vi người dùng rồi suy tính các giải pháp, chiến lược dự đoán lựa chọn của khách hàng hay cung cấp các gợi ý mua hàng được cá thể hóa tới từng người. 90% lượng dữ liệu toàn cầu được sinh ra trong khoảng 2 năm trở lại đây trước sự bùng nổ của các nền tảng online và các thiết bị thông minh.
Nhiều tên thương hiệu nay đã trở thành từ ngữ hàng ngày trong cuộc sống của chúng ta (chẳng hạn như “Facebook/WhatsApp tôi đi”) và người tiêu dùng nay cũng trở thành một sản phẩm mà mọi hành động của họ đều được giám sát và ghi lại (dù họ có muốn hay không) để phân tích để rồi một ngày nào đó họ thấy mình đã cầm trong tay một sản phẩm trước cả khi họ kịp ý thức được khao khát đó của mình.
TheoTrí thức trẻ/World Economics Forum
Cảm biến giúp phát hiện ung thư chỉ bằng cách sờ ngực顶: 3953踩: 8136
评论专区