Chọn cách hỗ trợ thông tin người nhà,áchchođikhácbiệtcủabệnhviệnHoànMỹkết quả c2 hôm nay người bệnh, thực hiện khám tầm soát miễn phí, tư vấn bệnh miễn phí, xây dựng app “Tim khỏe”… BV Hoàn Mỹ hướng đến các giá trị tích cực, bền vững vì cộng đồng.
Hiểu đúng về chương trình xã hội trong bệnh viện
Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp với cộng đồng (CSR) là khái niệm được biết đến tại Việt Nam khoảng hơn thập niên qua. Bên cạnh việc tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận, quy mô công ty… các doanh nghiệp còn nỗ lực đóng góp nhiều hơn cho sự phát triển chung của cộng đồng, xã hội. Ngay đối với doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực Y tế sức khỏe - nơi được nghĩ đã thực hiện khám chữa bệnh thường ngày nghĩa là làm CSR, các công tác xã hội vẫn được hình thành từ lâu.
Đơn cử một số bệnh viện đã tổ chức các công tác bếp ăn từ thiện, phát cơm, cháo cho người bệnh nghèo, tặng quà,nhằm xoá đi những khó khăn, chia sẻ nỗi đau với người bệnh. Đây là những hoạt động thiện nguyện mang giá trị nhân văn cao, tuy nhiên cũng phải nhìn nhận rằng đó là giải pháp mang tính ngắn hạn, hỗ trợ giải quyết được một phần khó khăn với các giá trị hiện vật cho người bệnh và những người xung quanh.
Năm 2010, Quyết định số 32/2010/QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề án phát triển nghề công tác xã hội (CTXH) giai đoạn 2010 - 2020 cho thấy, CTXH trong bệnh viện là các hoạt động hỗ trợ người bệnh, người nhà người bệnh và các nhân viên y tế trong bệnh viện nhằm giải quyết các vấn đề xã hội (thông tin, kiến thức về phòng ngừa bệnh…) và tâm lý liên quan đến bệnh tật và quá trình khám chữa bệnh. Mục đích là hỗ trợ các nhóm đối tượng khắc phục những khó khăn về xã hội để đạt được hiệu quả chăm sóc sức khỏe tốt nhất.
Theo đó, CTXH cần được hiểu đúng: “CTXH không đơn thuần chỉ là công tác từ thiện trong bệnh viện, như các bữa ăn, nồi cháo từ thiện cho bệnh nhân nghèo, tặng quà cho các bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn…”
Cách làm khác của bệnh viện Hoàn Mỹ
Một điểm sáng trong hệ thống y tế hiện nay về việc thực hiện CTXH như trên có thể nhắc đến các bệnh viện, phòng khám thuộc Tập đoàn Y khoa Hoàn Mỹ (vừa kỷ niệm 20 năm thành lập - PV). Ít ai biết rằng hệ thống y khoa này đã thực hiện CSR từ khá sớm, nổi bật nhất là chương trình tầm soát tim mạch miễn phí hơn 10 năm nay cho trẻ em và bà con nghèo các vùng sâu, vùng xa. Trong 3 năm gần đây nhất (2014-2016), các thành viên hệ thống Hoàn Mỹ đã tổ chức khám tầm soát bệnh, tư vấn sức khỏe miễn phí hơn 80.000 lượt người trên 30 tỉnh thành từ Nghệ An đến Cà Mau.
Một trong những bản tin sức khỏe theo hình thức infographic do Hoàn Mỹ thực hiện |
Nằm trong kế hoạch CSR dài hạn, Hoàn Mỹ đang hướng đến những giá trị tích cực, bền vững hơn, tập trung vào công tác Truyền thông Giáo Dục Sức Khỏe (TTGDSK) với các hình thức như: tổ chức chương trình TTGDSK định kỳ theo bệnh lý, chuyên khoa tại bệnh viện/phòng khám hay ngay tại các cơ quan doanh nghiệp; Các câu lạc bộ bệnh nhân hàng tháng theo nhóm bệnh lý hoặc chuyên khoa (đái tháo đường, tim mạch, thai phụ, …) để có thể trao đổi và chia sẻ trực tiếp với bác sĩ; các chương trình tập huấn kỹ năng sơ cấp cứu cho đa dạng các đối tượng, nhiều ngành nghề ở khắp các tỉnh thành;…
Theo xu hướng hiện đại, Hoàn Mỹ còn xây dựng ứng dụng điện thoại (Mobile app) “Tim khỏe” dành riêng về bệnh lý tim mạch hay có bản tin sức khỏe (eHealthtip) định kỳ tuần/tháng theo hình thức infographic để dễ hiểu, dễ nhớ, dễ chia sẻ trên mạng xã hội hơn.
Lớp yoga dành cho thai phụ-hình thức TTGDSK lớp học tiền sản miễn phí được tổ chức hàng tháng tại các bệnh viện hệ thống y khoa Hoàn Mỹ |
Cũng theo Tập đoàn Y khoa Hoàn Mỹ, trong một nghiên cứu chọn mẫu ngẫu nhiên tại 8 tỉnh thành lớn (nơi các đơn vị thành viên Hoàn Mỹ hoạt động) về tần suất đi khám tại bệnh viện/phòng khám của người dân/năm, trung bình có khoảng 47% người dân đến thăm khám với tần suất chưa đến 2 lần/năm.
Một trong những lý do chính khiến người dân ít quan tâm đến khám sức khỏe định kỳ vì nghĩ mình đã khỏe mạnh. Rõ ràng chúng ta đều biết, chi phí điều trị gấp nhiều lần chi phí tầm soát và phòng ngừa bệnh. Đó chính là lý do các cơ sở y tế nên chung tay giáo dục, nâng cao nhận thức chăm sóc sức khỏe cho người dân, chia sẻ được gánh nặng xã hội. “Của cho không bằng cách cho” và nên tặng “cần câu” thay vì “con cá” bởi đây mới chính là hướng đến việc đóng góp giá trị cho cộng đồng lâu dài hơn, bền vững hơn.
Tấn Tài