Đừng quên làm 5 việc này trước khi rao bán món đồ công nghệ cũ của bạn_nhận định bóng đá anh
时间:2025-01-17 03:29:54 出处:La liga阅读(143)
Đừng quên làm những điều này trước khi bán máy tính Windows cũ
5 việc cần làm trước khi bán thiết bị Android
8 điều cần làm trước khi bán iPhone,Đừngquênlàmviệcnàytrướckhiraobánmónđồcôngnghệcũcủabạnhận định bóng đá anh iPad
Hiện nay, với sự xuất hiện của các sàn thương mại điện tử, các trang web mua bán trực tuyến cho phép người dùng tự đăng tải và rao bán các món đồ cũ của bản thân, việc "chia tay" với một món đồ công nghệ cũ đang trở nên rất dễ dàng. Tuy nhiên, trước khi thực hiện một giao dịch, mua bán đồ dùng công nghệ nào đó, bạn nên lưu ý một số việc cần làm để tránh các rắc rối cho bản thân về sau, đặc biệt là các vấn đề liên quan tới dữ liệu cá nhân và quyền riêng tư.
Nội dung bài viết này chủ yếu đề cập tới điện thoại thông minh và máy tính xách tay, tuy nhiên, chúng cũng có thể được áp dụng với các món đồ, phụ kiện công nghệ khác. Dù bạn đang muốn bán món đồ gì chăng nữa, bạn cũng nên lướt qua danh sách dưới đây để đảm bảo không bỏ sót hay quên bất kỳ điều gì nhé.
Chụp ảnh sản phẩm một cách sắc nét, với đầy đủ ánh sáng chắc chắn là điều cần làm nếu bạn muốn bán một món đồ công nghệ trên các trang giao dịch, mua bán trực tuyến. Tuy nhiên, nếu bạn muốn bán một sản phẩm vốn đã quá phổ biến trên thị trường, mà bất kỳ ai cũng biết hình dáng của nó trông như thế nào, thì bạn cần nhiều hơn là một đến hai tấm ảnh "chung chung". Chẳng hạn như iPhone, iPad, những sản phẩm mà hiếm có người nào ngày nay không biết đến, thì đây là điểm bạn nên lưu ý. Một vài người thậm chí còn lên mạng tải những bức ảnh mẫu của Apple về để quảng bá. Liệu có ai cần những bức ảnh này trong khi họ hoàn toàn có thể tìm thấy chúng ở bất kỳ nơi đâu trên Internet? Đừng nên lười ở công đoạn này!
Hãy nhớ lại đâu là nguyên nhân chính mà người mua lên eBay để tìm kiếm những sản phẩm như của bạn, mà không phải là trang web chính thức của Apple hay một cửa hàng Apple Store nào đó? Một trong những nguyên nhân chính là mức giá "mềm" hơn mà bạn đưa ra, chủ yếu là do thiết bị của bạn đã qua sử dụng. Vậy nên, họ rất cần những tấm ảnh để làm "bảo hiểm", để biết tình trạng hiện tại của thiết bị như thế nào, liệu có vết móp, trầy xước hay bất kỳ hư hỏng nào hay không. Hãy bảo đảm rằng bạn đã chụp ảnh thiết bị mà mình định bán từ mọi góc độ, đặc biệt là những vị trí hư hỏng dễ thấy.
Một số người mua thiếu trung thực sẽ mua thiết bị của bạn, sau đó đánh tráo một chiếc máy khác cùng chủng loại nhưng bị hư hỏng nặng hơn ở đâu đó, rồi đòi bạn hoàn lại tiền, trong khi họ vẫn được sở hữu chiếc máy còn "nguyên vẹn" hơn của bạn. Nếu không có những bức ảnh kia làm bằng chứng, thì bạn rất dễ bị vướng vào chiêu lừa đảo này.
Cũng bởi lý do trên, bạn nên ghi chép và chụp lại số serial của sản phẩm, nhưng đừng công khai nó lên các trang mua bán. Thông tin này sẽ giúp bảo vệ bạn trong trường hợp người mua cố tình giữ lại thiết bị của bạn và hoàn trả lại một chiếc máy khác bị hư hỏng nặng hơn.
Sao lưu dữ liệu là một công việc khá vất vả, nhưng cảm giác bực mình sẽ còn lớn hơn gấp bội khi bạn đánh mất những tập tin công việc quan trọng hay cả album ảnh du lịch của gia đình. Với việc tốc độ Internet băng thông rộng và Internet di động đều đang được cải thiện đáng kể, cùng sự xuất hiện của hàng loạt dịch vụ lưu trữ đám mây, việc sao lưu đang ngày càng trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết, và bạn chẳng thể có bất kỳ lý do gì để không làm điều đó.
Những dữ liệu lớn, chẳng hạn như kho ảnh gia đình hay các bảng tính khổng lồ chứa các thông tin tài chính của công ty bạn, là những tập tin chắc chắn bạn sẽ cần sao lưu đầu tiên. Tuy nhiên, cũng đừng quên những dữ liệu nhỏ khác: chẳng hạn như tin nhắn trên các dịch vụ nhắn tin tức thời, những tấm ảnh bạn đã đăng tải trên mạng xã hội, kho dữ liệu "tạp nham" không phân loại mà bạn để hết vào folder Downloads, và bất kỳ dữ liệu nào khác mà bạn chưa lưu lên "đám mây".
Nếu có thời gian, bạn nên mở lần lượt từng ứng dụng một và kiểm tra xem có dữ liệu nào bên trong các ứng dụng đó mà bạn chưa sao lưu ra một vị trí khác bên ngoài hay không. Các ván chơi của trò chơi điện tử bạn yêu thích đã được lưu sang thiết bị khác hay tải lên web hay chưa? Hay bạn đã sao lưu những bài hát trong ứng dụng nghe nhạc của mình sang thiết bị khác để đảm bảo trải nghiệm nghe nhạc của mình sẽ không bị gián đoạn?
Ngay cả khi bạn đã sử dụng thường xuyên các dịch vụ lưu trữ đám mây như Dropbox, iCloud hay Google Drive, v.v…, bạn vẫn nên kiểm tra lại một lần nữa xem quá trình đồng bộ/ sao lưu cuối đã hoàn tất thành công hay chưa trước khi reset thiết bị và giao nó cho một người khác – hãy đảm bảo rằng mọi tập tin bạn cần đều đã được sao lưu lên đám mây và sang các thiết bị khác.
Bên cạnh việc đảm bảo tất cả các dữ liệu, tài liệu và thông tin của bạn đều được lưu trữ an toàn sang một nơi khác, bạn cũng cần lưu ý đến các phần mềm, ứng dụng bạn đã cài đặt trên thiết bị và cả các phụ kiện khác có liên quan đến máy nữa, chẳng hạn như các trò chơi trên PlayStation 4 hoặc các phần mềm chỉnh sửa ảnh trên máy tính Macbook Pro.
Nhờ có các dịch vụ trên nền tảng đám mây và hệ thống đăng nhập trực tuyến được nhiều công ty công nghệ như Microsoft, Apple và Google triển khai, việc cài đặt lại các phần mềm lên thiết bị khác trở nên dễ dàng hơn rất nhiều so với trước đây, nhưng bạn vẫn cần phải để ý đến chúng. Bạn có còn giữ đĩa game mình yêu thích hay mã kích hoạt để tải xuống các phần mềm mình cần hay không? Bạn có nhớ nơi mình đã mua chúng hay không?
Bạn cũng cần phải huỷ cấp phép các phần mềm và tài khoản trực tuyến khỏi thiết bị của mình nếu có thể; điều này sẽ có lợi cho bạn cả về mặt kinh tế và bảo mật. Các ứng dụng như Office 365 của Microsoft, Photoshop của Adobe hay iTunes của Apple đều giới hạn số lượng thiết bị có thể cài đặt phần mềm gắn với một tài khoản/ giấy phép nhất định mà bạn đã mua. Ví dụ: Gói Office 365 Home của Microsoft sẽ chỉ cho phép bạn cài đặt Office lên tối đa 6 máy tính/ tài khoản người dùng. Bên cạnh đó, bạn cũng cần phải đăng xuất khỏi tất cả các dịch vụ như Facebook, Netflix… trên trình duyệt cũng như các ứng dụng có liên quan, để đảm bảo không còn dấu vết nào của "đời sống số" của bạn trên thiết bị trước khi bán.
Trong nhiều trường hợp, bạn cũng có thể huỷ kích hoạt/ cấp phép hay đăng xuất khỏi các phần mềm, dịch vụ từ xa sau khi đã bán thiết bị, nhưng cũng đừng quên làm điều này. Riêng với các thiết bị của Apple, bạn cần phải huỷ đăng ký thiết bị đó khỏi dịch vụ Find my iPhone gắn với tài khoản iCloud của mình trước khi bán lại cho người khác.
Tương tự như sao lưu dữ liệu, việc lau chùi, vệ sinh sạch sẽ các món đồ và phụ kiện công nghệ là một công việc tốn khá nhiều công sức mà có lẽ bạn không muốn làm, nhất là khi đằng nào mình chẳng sắp bán nó đi! Tuy nhiên, chúng tôi khuyên bạn nên làm điều đó, đây là một công đoạn quan trọng mà chắc chắn bạn sẽ không muốn bỏ qua trước khi bán thiết bị.
Đầu tiên, bạn có thể sẽ bán được thiết bị đó với mức giá hời hơn – người mua có lẽ sẽ rất quan tâm đến tình trạng hiện tại của thiết bị mà họ định mua. Những vết bẩn, bụi bặm có thể khiến thiết bị của bạn trông cũ và kém hấp dẫn hơn so với tình trạng thực sự của nó, và chắc chắn là bạn không muốn như vậy rồi.
Việc lau chùi cũng giúp bạn có thể quan sát các dấu vết hoặc những hư hại mà trước đây bạn không để ý thấy. Bạn nên công khai tất cả những vết trầy xước, móp méo hay các loại hư hỏng các của thiết bị cho người mua, ngay cả khi điều đó có thể khiến cho giá bán của thiết bị bị giảm – bạn sẽ tránh được những rắc rối về sau, và trên thực tế, cũng không đáng phải "nói dối" về những thứ nhỏ nhặt như vậy.
Bạn cũng không cần thiết phải dành cả buổi chiều với một tủ đầy các loại nước lau rửa để làm việc này: chỉ cần 15 phút và một chiếc giẻ ẩm là đa số vấn đề đã có thể được giải quyết. Nếu có điều kiện, bạn cũng có thể sử dụng những dụng cụ chuyên nghiệp hơn, chẳng hạn như vải cotton sợi nhỏ hoặc khí nén. Bạn cũng nên kiểm tra kĩ lưỡng tình trạng chống nước và lịch sử vào nước của thiết bị trước khi đem bán chúng.
Chắc chắn bạn sẽ không muốn chủ sở hữu mới của chiếc điện thoại thông minh hay máy tính xách tay của bạn có thể xem được những tấm ảnh du lịch gần đây của gia đình hay truy cập vào tài khoản mạng xã hội Facebook của bạn trái phép và xem hết những thông tin riêng tư của bạn, đúng không nào? Các thiết bị công nghệ thường chứa rất nhiều dữ liệu cá nhân của người dùng, và việc xoá chúng cẩn thận, đúng cách là một việc rất quan trọng.
Tin tốt là việc xoá trắng thiết bị không hề phức tạp hay mất nhiều thời gian như bạn tưởng. Công việc này hiện đã có thể được thực hiện một cách rất dễ dàng so với trước kia, nhờ vào việc các nhà sản xuất và nhà phát triển phần mềm ngày nay đều đã tính tới trường hợp bạn sẽ bán lại thiết bị của mình trong tương lai. Tính năng cài đặt mọi thứ về trạng thái xuất xưởng là đủ để bạn có thể xoá đi tất cả các dữ liệu cá nhân của mình.
Sự xuất hiện của các thiết bị lưu trữ flash (chẳng hạn như ổ SSD) sẽ khiến việc phục hồi dữ liệu đã xoá trở nên khó khăn hơn rất nhiều. Ngoài ra, nhiều người hiện nay cũng quen với việc lưu trữ và làm việc trên các dịch vụ lưu trữ đám mây nhiều hơn, do đó sẽ rất khó để cho những người mua "táy máy" mò trộm ra các thông tin cá nhân của bạn còn sót lại; miễn là bạn thực hiện thao tác "reset" thiết bị về trạng thái xuất xưởng một cách cẩn thận trước khi rao bán chiếc điện thoại hay máy tính của mình.
上一篇:Theo chân nhà văn Di Li khám phá bình minh ở Sahara
下一篇:Hồ Tấn Tài phẫu thuật đứt dây chằng cùng nơi với Xuân Son?
猜你喜欢
- 'Quý cô bệnh tật' phản pháo chỉ trích trang điểm đậm ở viện
- Lâm Hùng, Dương Ngọc Thái tranh cãi gay gắt khiến danh ca Thái Châu phải can
- Tình tiết mới vụ ông 'trùm' xăng giả Trịnh Sướng
- Mô tô phóng hơn 200 km/h lao thẳng vào đuôi xe taxi như đạn rốc két
- Truy tố cựu Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên Phạm Đình Cự
- Ca sĩ Bảo Anh hạnh phúc khi tiết lộ về con gái
- Cuộc đua tài của các nhà khoa học trẻ nông, lâm, ngư
- Cha bị tai nạn vỡ sọ não, con thơ ở nhà ngày đêm ngóng chờ
- HLV Kim Sang Sik nói thẳng về bàn thắng của Supachok trên báo Hàn