Trong toàn bộ họ hàng linh trưởng,ĐâylàlýdoconngườisinhravớimộtđịnhmệnhPhảibétrận đấu đội tuyển bóng đá quốc gia nhật bản con người có lẽ thuộc nhóm "béo nhất nhà". Những con khỉ và tinh tinh chỉ dự trữ khoảng 9% chất béo trong cơ thể, trong khi đó con người có xu hướng dự trữ gấp đôi.
Nhưng hãy khoan đổ lỗi cho đồ ăn nhanh, nước ngọt và hàng giờ đồng hồ chúng ta ngồi lười trước tivi và điện thoại. Ngay từ khi được sinh ra, có vẻ như con người đã mang một định mệnh: phải béo.
Một nghiên cứu mới của Đại học Duke vừa phát hiện ra một gen "chống béo" ở khỉ và tinh tinh đã bị giấu đi khi chúng tiến hóa thành con người. Gen này chịu trách nhiệm chuyển đổi calo thành các mô mỡ nâu dễ tiêu biến.
Mất đi sự phục vụ của một gen quan trọng, con người dự trữ nhiều chất béo trắng hơn, loại mà chúng ta phải tập thể dục đến kiệt sức mới có thể đốt cháy chúng.
Kết quả? "Chúng ta là một loài linh trưởng béo", nhà nghiên cứu chức năng gen Devi Swain-Lenz, đến từ tại Đại học Duke nói.
Để tìm hiểu tại sao các khác biệt rất nhỏ trong bộ gen có thể tạo ra sự tương phản lớn trên vòng eo của con người và các loài linh trưởng, Swain-Lenz và nhóm của cô đã lấy mẫu mô mỡ của người, tinh tinh và một loài họ hàng xa hơn của chúng ta, khỉ vằn.
Trên thực tế, mô mỡ được chia ra làm hai loại: mỡ nâu và mỡ trắng. Mô mỡ nâu giữ chất béo trong những giọt nhỏ được bao quanh bởi ty thể có chức năng chuyển đổi năng lượng. Mục đích chính của mỡ nâu là cung cấp nhiên liệu giúp cơ thể nhanh chóng tạo ra nhiệt khi thân nhiệt giảm.
Chẳng hạn khi bạn rùng mình hay run rẩy vào mùa đông, đó là khi mỡ nâu đang hoạt động để sưởi ấm. Mỡ nâu được giải phóng và tiêu tan rất nhanh khi cơ thể bạn cần tăng nhiệt độ.
Ngược lại, mỡ trắng không dễ bị đánh tan. Nó ngoan cố ở lại trong cơ thể phục vụ như một nguồn nhiên liệu dự phòng, đồng thời mỡ trắng có xu hướng tích trữ để dày lên thành một lớp đệm bảo vệ và cách nhiệt cho cơ thể.
Mỡ trắng khiến bạn béo lên một cách không lành mạnh, nếu nó tích trữ quá nhiều xung quanh các nội tạng, nó sẽ gây hại rất lớn cho sức khỏe của bạn.
Trong các mô mỡ thu được từ người, tinh tinh và khỉ vằn, các nhà khoa học để ý đến một gen gọi là nuclear factor 1-A. Gen này có tác dụng thúc đẩy quá trình tích trữ mỡ nâu thay vì mỡ trắng.
Nuclear factor 1-A khá giống nhau ở cả người, tinh tinh và khỉ vằn. Chỉ có điều ở người, nó đã bị "chôi vùi", ít biểu hiện và hoạt động khiến chúng ta tích trữ mỡ trắng nhiều hơn.
Thông thường, các chuỗi DNA có hai phần, một phần cuộn lại bên trong tế bào như một hình thức bảo vệ. Chúng được bao quanh bởi các protein. Phần DNA mở còn lại phơi ra ngoài và dễ biểu hiện và hoạt động hơn.
Nuclear factor 1-A của người xuất hiện trên đoạn DNA cuộn, còn của tinh tinh và khỉ vằn xuất hiện trên đoạn DNA mở. Và điều đó đã tạo nên sự khác biệt liên quan đến con đường chuyển hóa lipid.
Phát hiện mới của các nhà khoa học đặt ra một câu hỏi thú vị: Tại sao con người lại tiến hóa trong hàng triệu năm để chôn vùi các vùng DNA chuyển đổi chất béo nâu?
Một giả thuyết đặt ra liên quan đến kích thước não và hộp sọ. Sau khi tiến hóa và chia tay tinh tinh, thể tích não người đã tăng gấp 3 lần trong khi đó não tinh tinh chỉ giậm chân tại chỗ.
Một bộ não và hệ thống thần kinh lớn hơn cũng đòi hỏi nhu cầu năng lượng lớn hơn đáng kể. Do đó, các gen nuclear factor 1-A đã bắt đầu được giấu vào trong. Con người lúc này cần nhiều chất béo trắng để dự trữ cho não bộ, hơn là dùng chất béo nâu để sưởi ấm cơ thể.
Với bộ não lớn hơn và nguồn năng lượng lớn hơn, chúng ta có thể tìm ra những cách khác để sưởi ấm, bao gồm sử dụng lửa và quần áo.
Bây giờ, chúng ta có thể mong đợi điều gì khi đã lục lọi vào bộ gen của chính bản thân mình để phát hiện ra một gen "chống béo" đã bị ẩn giấu?
Liệu tìm cách khai quật trở lại gen Nuclear factor 1-A có giúp con người tránh tích trữ chất béo trắng, tăng lượng chất béo nâu và giải quyết nạn dịch béo phì đang ảnh hưởng tới 500 triệu người trên toàn thế giới?
"Có lẽ chúng ta có thể tìm ra một nhóm gen mà chúng ta cần bật hoặc tắt đi [để làm được điều đó]", Swain-Lenz nói. Nhưng cô cũng lưu ý việc làm này rất khó khăn và cần nhiều nghiên cứu hơn nữa để chắc chắn.
"Tôi không nghĩ rằng nó đơn giản như việc bạn bật một công tắc. Nếu nó đơn giản, chúng ta đã làm được từ lâu rồi", Swain-Lenz nhấn mạnh.
Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Genome Biology and Evolution.
Theo GenK