Chiều 23/11,ấtđộngsảntănggiágấpnhiềulầnsovớithunhậpcủangườidâkết quả st pauli với 421/423 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về kết quả giám sát chuyên đề "Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội". Theo Nghị quyết, giai đoạn 2022-2023, thị trường bất động sản suy giảm và nguồn cung giảm mạnh so với giai đoạn trước. Đặc biệt, giá bất động sản tăng cao gấp nhiều lần so với mức tăng thu nhập trung bình của đa số người dân. Nghị quyết nêu rõ số lượng lớn dự án bất động sản nhà ở gặp vướng mắc, chậm tiến độ, chậm triển khai, bị đình trệ, gây lãng phí về đất đai và nguồn vốn, làm gia tăng chi phí cho chủ đầu tư, tăng giá bán sản phẩm. Ngoài ra, bất động sản du lịch, lưu trú gần như "đóng băng", tiếp tục gặp vướng mắc về pháp lý. Bên cạnh đó, cũng trong giai đoạn 2015-2023, hệ thống pháp luật về nhà ở xã hội còn thiếu tính ổn định. Một số quy định pháp luật về phát triển nhà ở xã hội chưa được hướng dẫn cụ thể; vẫn còn mâu thuẫn, chồng chéo giữa các văn bản quy phạm pháp luật gây vướng mắc cho việc thi hành; việc áp dụng các quy định pháp luật còn phức tạp, còn có cách hiểu khác nhau, cần hướng dẫn nhiều lần, nhất là đối với việc áp dụng các quy định chuyển tiếp. Nhiều mục tiêu về phát triển nhà ở xã hội trong Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 không đạt được. Nghị quyết nêu rõ nguồn cung nhà ở xã hội còn hạn chế, giá bán cao, các quy định về điều kiện để tiếp cận chính sách đối với người dân còn phức tạp, khó khả thi. Công tác quản lý Nhà nước về nhà ở xã hội vẫn còn hạn chế, bất cập. Công tác xét duyệt đối tượng thụ hưởng chính sách, thẩm định giá nhà ở xã hội còn kéo dài, ảnh hưởng đến tiếp cận nhà ở xã hội của người dân và chu kỳ đầu tư, thu hồi vốn, trả lãi ngân hàng của chủ đầu tư. Vẫn còn tình trạng người mua, thuê mua, thuê nhà ở xã hội không thuộc đối tượng thụ hưởng chính sách nhà ở xã hội, theo Nghị quyết. Ngoài ra, nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước cho các chương trình tín dụng ưu đãi nhà ở xã hội còn thấp; quy trình, thủ tục cho vay thông qua Ngân hàng Chính sách xã hội còn phức tạp, trùng lặp... Trước khi Nghị quyết được biểu quyết thông qua, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh trình bày báo cáo tiếp thu, giải trình, chỉnh lý dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về dự thảo Nghị quyết. Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế cho biết, những tồn tại, hạn chế của thị trường bất động sản trong giai đoạn hiện nay như giá tăng cao, cơ cấu sản phẩm bất động sản mất cân đối, không phù hợp với nhu cầu thị trường; nhiều dự án có sai phạm… có phần trách nhiệm của cả cơ quan quản lý Nhà nước và các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản, chủ đầu tư dự án bất động sản. Vì vậy, Ủy ban Thường vụ Quốc hội báo cáo Quốc hội cho giữ nội dung như dự thảo Nghị quyết.