Chủ tịch nước: “Luật An ninh mạng không ảnh hưởng gì đến quyền công dân”_soi kèo truoc tran
Chủ tịch nước trò chuyện với cử tri tại buổi tiếp xúc. |
Trao đổi với hơn 200 cử tri,ủtịchnướcLuậtAnninhmạngkhôngảnhhưởnggìđếnquyềncôngdâsoi kèo truoc tran Chủ tịch nước Trần Đại Quang nhận định rằng, sự bùng nổ của khoa học công nghệ và dịch vụ internet mang đến những tiện ích lớn, có lợi cho công tác chỉ đạo điều hành và xây dựng đất nước theo hướng công nghiệp hóa.
“Chúng ta không thể phủ nhận những tiện ích đó, chúng ta phải tận dụng, khai thác cho sự phát triển của đất nước. Việc xây dựng Luật an ninh mạng là nhằm tận dụng tối đa những tiện ích đó” – ông nói.
Tuy nhiên, ngoài các ưu điểm, việc phát triển ngày càng nhanh các dịch vụ internet cũng mang lại những tác động tiêu cực “không lường hết được”. Vì vậy nhiều quốc gia đang tìm các quản lý nhằm hạn chế tối đa những ảnh hưởng xấu đến cộng đồng.
“Vấn đề an ninh mạng được đưa vào nhiều hội nghị quốc tế. Vì lẽ đó, tôi khẳng định rằng, xây dựng Luật an ninh mạng, hay rộng hơn là đảm bảo an toàn mạng thông tin quốc gia, là vấn đề quan tâm của cộng đồng quốc tế. Chúng ta muốn tận dụng được ưu thế nhưng cũng phải quản lý để hạn chế những ảnh hưởng xấu” – Chủ tịch nước nhấn mạnh.
Chủ tịch nước cũng đề cập đến nguy cơ “các thế lực thù địch, các phần tử xấu” đã triệt để lợi dụng sự phát triển của công nghệ vào các hoạt động thù địch, qua đó xâm hại đến an ninh quốc gia, cùng lợi ích của nhiều cá nhân, tổ chức, phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc.
“Chúng ta cần có biện pháp quản lý để đảm bảo an toàn nói chung và quyền lợi của những người tham gia dịch vụ internet. Vì vậy việc xây dựng Luật An ninh mạng là cấp thiết trong bối cảnh hiện nay” – ông khẳng định.
Cũng theo Chủ tịch nước, bộ luật này hoàn toàn phù hợp với Hiến pháp năm 2013 về bảo vệ quyền con người, quyền cơ bản của công dân và bảo vệ Tổ quốc.
“Nếu nghiên cứu kỹ chúng ta sẽ thấy rằng không có gì ngăn cản, ảnh hưởng đến quyền con người và quyền cơ bản của công dân được Hiến pháp và pháp luật quy định” – Chủ tịch nước cho hay.
Cũng theo người đứng đầu nhà nước, việc xây dựng Luật An ninh mạng còn để phù hợp với thông lệ quốc tế. Ông dẫn ra số liệu cho thấy đến nay đã có 95 nước đang phát triển, hoặc đã ban hành luật an ninh mạng.
“Dù tên gọi khác nhau những nội dung chính của luật các nước đều nhằm đảm bảo an ninh thông tin của doanh nghiệp, các cơ quan công quyền, cũng như bảo vệ tốt hơn người dân khi tham gia các dịch vụ internet” – ông chia sẻ.
“Hiện nay có 18 quốc gia yêu cầu nhà cung cấp dịch vụ mạng, nhất là mạng xã hội, phải lưu trữ dữ liệu tại quốc gia đó. Tháng 5/2018, Liên minh châu Âu đã yêu cầu Facebook phải lưu trữ dữ liệu tại các quốc gia thuộc liên minh. Có thể khẳng định đây là yêu cầu cấp thiết vừa đảm bảo an ninh quốc gia, vừa đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của công dân đã được Hiến pháp quy định” – Chủ tịch nước thông tin.
Trước đó trong phần nêu ý kiến nhiều cử tri thể hiện sự đồng tình với bộ luật này. Cử tri Lê Thanh Tùng (quận 3) nói: “Luật An ninh mạng nên tiến hành khẩn trương vì đây là mặt trận chống tiêu cực, nếu không kẻ địch sẽ lợi dụng chống phá ta nhiều mặt”.
本文地址:http://pro.rgbet01.com/news/807d298917.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。