Trong 9 tháng đầu năm 2023,Địnhmởhướngđimớitạochuyểnbiếntrongkhaitháctiềmnăngdulịkqbd alu có khoảng 1,5 triệu lượt khách tới các điểm tham quan du lịch trên địa bàn tỉnh Nam Định, doanh thu từ hoạt động du lịch ước đạt 452 tỷ đồng, tăng 79,5% so với cùng kỳ năm 2022.
Trước đó, năm 2022, tổng lượng khách tới các điểm tham quan du lịch của tỉnh đạt 1,036 triệu lượt người, tăng gần 120% so với cùng kỳ năm 2021; doanh thu từ hoạt động du lịch ước đạt 330 tỷ đồng, tăng 114,2% so với cùng kỳ năm 2021.
Để có kết quả nêu trên, ngành du lịch Nam Định đã tổ chức tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc doanh nghiệp du lịch hoạt động đúng pháp luật; vận động xây dựng môi trường văn hóa du lịch lành mạnh, ứng xử văn minh du lịch. Sở phối hợp với Vụ Lữ hành (nay là Phòng Quản lý lữ hành - Cục Du lịch) khảo sát, điều tra đánh giá tài nguyên du lịch của Nam Định làm cơ sở xây dựng Bản đồ số tài nguyên du lịch Việt Nam. Xây dựng và ban hành Kế hoạch số 595/KH-SVHTTDL ngày 8-5-2023 triển khai công tác bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự an toàn xã hội trong lĩnh vực du lịch trong tình hình mới trên địa bàn tỉnh.
Đồng thời, tổ chức khóa cập nhật kiến thức cho hướng dẫn viên du lịch nội địa và hướng dẫn viên du lịch quốc tế theo các quy định của Luật Du lịch, cung cấp những thông tin mới, hữu ích về du lịch; giúp các hướng dẫn viên nắm bắt được các chủ trương, chính sách mới về phát triển du lịch của đất nước, của địa phương, hướng đến mục tiêu xây dựng một đội ngũ hướng dẫn viên chuyên nghiệp, có chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, văn hóa du lịch của tỉnh.
Hiện nay, tại các điểm du lịch cộng đồng Ecohost Hải Hậu, Khu du lịch sinh thái núi Ngăm, Bảo tàng Đồng quê, Hợp tác xã Du lịch sinh thái cộng đồng Giao Xuân đều có website riêng để cập nhật thông tin, quảng bá hình ảnh của điểm du lịch, nhiều hình thức giới thiệu sản phẩm được triển khai như bản đồ, tập gấp, tờ rơi, các trang facebook, zalo, tiktok… Các điểm du lịch cộng đồng bước đầu đã có sự liên kết với các công ty lữ hành trong và ngoài tỉnh để mở rộng thị trường khách.
Bên cạnh đó, Nam Định còn tích cực chuyển đổi số về du lịch; triển khai dự án: “Ứng dụng công nghệ thông tin xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn tỉnh Nam Định”.
Theo đó, thông qua ứng dụng “Du lịch 360 Nam Định”, người dân và khách du lịch được cung cấp đầy đủ thông tin về các di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, điểm du lịch, đặc sản địa phương trên địa bàn tỉnh; thông tin hiển thị đa dạng qua văn bản, hình ảnh, video, ảnh 360o, bản đồ chỉ dẫn. Thư viện số hóa 3D sẽ giúp người dân, du khách tìm hiểu và tham khảo thông tin chính thống, được kiểm duyệt, đảm bảo độ chính xác và trực quan so với các phương thức truyền tải truyền thống, đặc biệt với khách du lịch tự do, không có thuyết minh. Ngoài ra, ứng dụng cũng hỗ trợ cho việc quảng bá thông tin du lịch nhanh chóng, hiệu quả hơn, giảm chi phí in ấn, biên soạn, chuyển phát các tài liệu du lịch.
Theo số liệu tổng hợp của Sở VHTTDL, toàn tỉnh hiện có 1.330 di tích đã được xếp hạng, kiểm kê; trong đó có nhiều điểm đến du lịch tâm linh, tiêu biểu như: Quần thể di tích Phủ Dầy, Khu di tích Đền Trần - Chùa Tháp, các di tích Chùa Keo Hành Thiện, Chùa Cổ Lễ, Cầu Ngói, Cột Cờ Nam Định... Về với Nam Định, du khách còn có dịp thưởng thức nhiều món ăn ngon nổi tiếng đã trở thành đặc sản của quê hương như: Phở bò, bún đũa, kẹo Sìu châu, kẹo dồi, kẹo lạc, bánh nhãn Hải Hậu, bánh gai bà Thi, bánh xíu páo, nem nắm Giao Thủy, mắm cáy, bánh chưng bà Thìn…
Bên cạnh đó, với 72km bờ biển nối cửa Ba Lạt (sông Hồng) với cửa Đáy (sông Đáy) Nam Định còn có những bãi biển thoải, dài, cát mịn, vùng bờ, cồn nổi phù hợp cho phát triển du lịch biển.
Vườn quốc gia Xuân Thủy, vùng đất ngập nước cửa sông Đáy, cửa sông Ninh Cơ (Nghĩa Hưng), các khu du lịch biển Thịnh Long (Hải Hậu), Quất Lâm (Giao Thủy), những cánh đồng muối (Nghĩa Hưng, Hải Hậu), trải nghiệm đời sống ngư dân tại điểm du lịch cộng đồng xã Giao Xuân (Giao Thủy) thích hợp cho mô hình du lịch sinh thái, khám phá.