*Chương này có nội dung ảnh,ệnLịchSửCấmKịCủaTráiĐấvalencia vs villarreal nếu bạn không thấy nội dung chương, vui lòng bật chế độ hiện hình ảnh của trình duyệt để đọc.
Lịch sử là một khía cạnh tuyệt vời, và đôi khi rất quan trọng, bởi nó có thể cung cấp cho chúng ta cái nhìn sâu sắc về quá khứ và tương lai. Tuy nhiên, lịch sử liệu có còn là điều đáng tin hay không khi nó được tạo dựng có chủ đích.
Winston Churchill từng nói, “Lịch sử được viết lại bởi người chiến thắng”.
Trải qua bao thời đại, hết lần này đến lần khác; con người không ngừng bị lừa dối.
Cho dù đó là tầng lớp quý tộc, hoàng gia, chế độ cai trị áp bức hay các bạo chúa, thì đời này tiếp nối đời kia, con người liên tục tiếp nhận một cách thụ động những bịa đặt phục vụ cho mục đích chính trị phe phái.
Tất cả các cột mốc lịch sử có còn đúng khi những phát hiện ngày càng nhiều, và không ngừng đặt ra vấn đề cần phải viết lại lịch sử.
Có rất nhiều lỗ hổng trong cấu trúc “dòng lịch sử chính thống”.
Theo nghiên cứu của giáo sư Charles Hapgood trong cuốn sách “Bản đồ Hải Vương cổ đại” (Maps of the Ancient Sea Kings) của mình, ông cho rằng tồn tại những nền văn minh tiên tiến xuất hiện trước người Ai Cập cổ đại cả nghìn năm.
Theo “dòng lịch sử chính thống”, nền văn minh con người được khai sinh một cách tự nhiên vào thời đế chế cổ xưa, có tên là Sumer khoảng 6.000 năm trước đây. Văn minh Sumer tọa lạc trên vùng đất là Iraq ngày nay.
Trong khi đó, nhà khảo cổ học là Peter Beaumont đã đưa ra bằng chứng chắc chắn khẳng định, 50.000 năm trước, con người đã có được khả năng khai thác mỏ tiên tiến ở Swaziland, phía nam Châu Phi.
Trong các tàn tích cổ xưa ở Rhodesia do R.N. Hall và WG Neal phát hiện, họ chứng minh được rằng người dân Nam Phi thờ thần giống như thần Baal của người Pheonician. Về cơ bản, điều này cho thấy, một nền văn minh tiên tiến từng xuất hiện và trải dài đến tận phía nam của châu Phi cổ đại. Thậm chí người Pheonician còn di cư và sinh sống tại các khu vực bên ngoài ở Bắc Phi, chứ không chỉ ở riêng vùng này như “lịch sử” đề cập.
Semir Osmanagic là một tác giả, và cũng là nhà thám hiểm, phát hiện các kim tự tháp ở Bosnia hơn 25.000 năm tuổi. Semir vấp phải không ít lời chỉ trích từ các nhà Ai Cập học. Làm thế nào điều này có thể xảy ra nếu nền văn minh đầu tiên của loài người chỉ mới xuất hiện vào 6000 năm trước?
Semir Osmanagic phát hiện các kim tự tháp ở Bosnia hơn 25.000 năm tuổi.
Những kim tự tháp này cũng có kích thước và độ tuổi lớn hơn khi so với Đại Kim tự tháp Giza. Các nhà khảo cổ học Ai Cập nói rằng chúng là “những ngọn đồi”, bất chấp việc nhà vật lý Slobodan Mizrak ghi nhận tần số sóng điện khá cao phát ra một cách phi tự nhiên từ đỉnh của các kim tự tháp này.
Các nhà khảo cổ đã lấy mẫu xét nghiệm độc lập gửi đến Đại học Bách khoa Turin (PUT) của Italy. PUT là một tổ chức hàng đầu của Italy xác nhận cấu trúc bê-tông của các kim tự tháp này cứng chắc hơn đến 5 lần so với bất kì kết cấu vật liệu nào họ từng kiểm tra. Tuy nhiên, “dòng lịch sử chính thống” vẫn chỉ nói chúng là “những ngọn đồi”??
Dường như các nhà khoa học của “dòng lịch sử chính thống” đang “hợp sức” để “che đậy” sự thật.
Tượng Nhân Sư lớn ở Giza bị nước xói mòn trên bề mặt 15.000 năm, trong khi nó lại đang ở một trong những nơi khô hạn nhất thế giới. Một lần nữa, điều này sao có thể xảy ra nếu nền văn minh đầu tiên bắt đầu từ 6.000 năm trước?