Quy định giới hạn thời gian cung cấp Game Online còn đang gây tranh cãi. Ảnh: MINH TÚ |
Đó là điểm mới gây tranh cãi nhất trong Dự thảo Quy chế quản lý trò chơi trực tuyến (online game) được Bộ TT&TT tổ chức lấy ý kiến vào ngày 13/5.
Tiếp thu rất nhiều ý kiến từ Hội thảo trước cũng như ý kiến đóng góp của nhân dân thông qua mạng Internet,ớinghiêmgiờngàyvớkeonhacai giai ma Dự thảo Quy chế quản lý trò chơi trực tuyến đã bổ sung, sửa đổi rất nhiều. Hai vấn đề trước đây được đóng góp ý kiến nhiều nhất là quy định về nội dung kịch bản và quản lý thời gian chơi đã nhận được những phản ứng khác nhau.
Để giải quyết vấn đề nội dung kịch bản Dự thảo Quy chế đã bổ sung và nâng cao vai trò của Hội đồng thẩm định với quy định Hội đồng này sẽ do Bộ TT&TT thành lập và có những quy định cụ thể thế nào là bạo lực, thế nào là dâm ô, đồi trụy...
Dự thảo phân biệt 2 loại hình trò chơi ưu tiên và trò chơi không ưu tiên. Trong đó, loại hình game không ưu tiên Dự thảo đã đưa ra giới hạn giờ chơi đối với người chơi là 180 phút, đồng thời quy định các đại lý cung cấp dịch vụ online game, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trò chơi trực tuyến chỉ được cung cấp dịch vụ từ 8 giờ sáng đến 22 giờ đêm. Quy định này đã gây ra sự tranh luận sôi nổi giữa các cơ quan quản lý với các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ và người chơi.
Địa phương muốn quản giờ chơi để hạn chế tiêu cực
Việc giới hạn giờ chơi như Dự thảo được đa số ý kiến của cấp quản lý ở địa phương ủng hộ vì cho rằng đây là biện pháp rất tốt để hạn chế tình trạng “nghiện” game dẫn tới những tác động tiêu cực của game.
Đại diện cho Sở TT&TT TP.HCM, ông Trần Tấn Sang còn đề nghị cần phải xếp game online là loại hình có tác động tiêu cực, không khuyến khích và cần áp dụng các biện pháp quản lý tương tự như đối với rượu, thuốc lá…, bởi tác hại của game online cũng tương tự như rượu, từ yếu tố tâm sinh lý con người, sức khỏe cá nhân đến gia đình và tác động cả xã hội. Theo ông Sang, giới hạn giờ chơi cũng như độ dài thời gian chơi như dự thảo Quy chế là rất cần thiết và tạo thuận lợi cho công tác quản lý của địa phương.
Ông Lê Văn Điệu, Phó Giám đốc Sở TT&TT Hải Phòng thì cho rằng, cái hại của trò chơi trực tuyến luôn lớn hơn cái lợi, vì vậy, để quản lý tốt hơn, cần có những biện pháp chặt và chế tài xử phạt thật nặng. “Chúng ta hoàn toàn có thể nới rộng những biện pháp này khi nhận thức xã hội đã được nâng lên. Để làm được điều đó thì công tác thông tin tuyên truyền là rất quan trọng”, ông Điệu nói.
Thậm chí, ông Trần Thanh Lâm, TW Đoàn TNCSHCM còn đề nghị, nên bổ sung quy định bắt buộc khi cung cấp dịch vụ thì doanh nghiệp phải cài đặt phần mềm giới hạn giờ của người chơi, có nghĩa là phải dùng biện pháp kỹ thuật, chứ không chỉ là sự tự giác của người chơi. Đồng thời, với mỗi trò chơi, doanh nghiệp cần có những khuyến cáo nêu rõ tác động tiêu cực của trò chơi giống như khuyến cáo hút thuốc lá sẽ bị ung thư hay sử dụng thuốc tây phải xem tác dụng phụ.