Từ “cú sốc” Hà Giang, CEO School@net đề xuất chuyển việc chấm cuối bài thi THPT về Bộ GD&ĐT_viettel vs slna
时间:2025-01-17 05:53:54 出处:Cúp C1阅读(143)
Sự việc điểm thi THPT Quốc gia năm 2018 cao bất thường ở Hà Giang đã trở thành một “cú sốc” thực sự đối với ngành giáo dục cũng như dư luận cả nước. Từ vụ việc ở Hà Giang,ừcúsốcHàGiangCEOSchoolnetđềxuấtchuyểnviệcchấmcuốibàithiTHPTvềBộGDĐviettel vs slna nghi vấn gian lận điểm thi THPT Quốc gia năm nay đã lan sang nhiều địa phương khác như Sơn La, Lạng Sơn, Điện Biên, Kon Tum, Lai Châu… Lãnh đạo một trường Cao đẳng nghề tại Hà Nội đã bình luận đây là một sự đổ vỡ niềm tin với ngành giáo dục nước nhà.
Những ngày vừa qua, nhiều chuyên gia giáo dục, chuyên gia CNTT đã bày tỏ sự băn khoăn, trăn trở về cách thức tổ chức, chấm thi trắc nghiệm trong kỳ thi THPT Quốc gia hiện nay và đưa ra những đề xuất, góp ý với Bộ GD&ĐT với mong muốn góp phần vào sự thay đổi để kỳ thi THPT Quốc gia những năm tới được bảo đảm giám sát chặt chẽ, khách quan, minh bạch trong tất cả các khâu.
Theo phân tích của ông Bùi Việt Hà, Giám đốc Công ty Công nghệ Tin học Nhà trường - School@net, vị chuyên gia đã có hơn 30 năm hoạt động trong các lĩnh vực giáo dục và CNTT, việc gian lận, nâng điểm thi THPT Quốc gia cho hàng trăm thí sinh tại Hà Giang đã được cán bộ Sở GD&ĐT Hà Giang khai thác các sơ hở trong quy trình chấm thi. Quy trình chấm gồm các bước: Bài thi của thí sinh (1) --> Scan vào máy tính như 1 ảnh (2)--> Chuyển ảnh này sang dạng text file (3 - đây chính là pha nhận dạng ảnh và đưa kết quả ra) --> Chuyển text file này vào máy chấm (4) --> Chấm tự động và ra điểm (5). Ông Hà cho rằng, tồn tại sơ hở ở công đoạn từ bước 3 sang 4 và Phó Trưởng phòng Khảo thí và Quản lý chất lượng, Sở GD&ĐT Hà Giang Vũ Trọng Lương đã “thay đổi text file bài thi của thí sinh và chuyển tệp đã thay đổi này vào máy chấm”.
Qua tìm hiểu quy trình tổ chức kỳ thi THPT Quốc gia hiện nay, ông Bùi Việt Hà cũng nhận xét: “Sơ qua cũng đủ thấy tất cả các khâu gian lận đều thường nằm ở các Sở GD&ĐT của các tỉnh. Vì vậy, ngay từ khi Bộ GD&ĐT có chủ trương làm kỳ thi 2 trong 1, đã có nhiều góp ý là cần bỏ cái gọi là Hội đồng thi địa phương do các Sở GD&ĐT chủ trì vì dễ bị tiêu cực nhưng Bộ vẫn duy trì các Hội đồng này”.
CEO Công ty School@net Bùi Việt Hà cũng cho biết, chốt lại có 2 điểm sơ hở rõ nhất, dễ gian lận nhất và cần phải thay đổi, trong đó có việc Phiếu thi không có phách nên thông tin thí sinh (SBD) luôn hiện trên màn hình trong suốt thời gian scan, nhận dạng, chỉnh sửa. “Điều này cần khắc phục ngay, làm sao để khi chuyển sang bước nhận dạng trước khi chấm thì thông tin thí sinh đã bị che mất khỏi màn hình. Điều này có rất nhiều cách giải quyết”, ông Hà nói.
Lỗ hổng thứ 2 theo phân tích của ông Hà nằm ở khâu chấm tự động, đó là: dữ liệu đầu vào của chương trình chấm là text file nên dễ dàng bị hack, sửa đổi và vấn đề quan trọng hơn cả vẫn là con người, con người đã cố tình gian lận sẽ tìm mọi cách thực hiện. “Việc để các Hội đồng thi ở địa phương trực tiếp vận hành công tác chấm cuối cùng là một sơ hở lớn”, ông Hà nhấn mạnh.
上一篇:Nghìn người mua đất không sổ đỏ đến uỷ ban tỉnh cầu cứu
下一篇:Lời chúc Valentine cho người yêu ở xa hay và ý nghĩa năm 2024
猜你喜欢
- Nhiều nghệ nhân tham gia liên hoan nghệ thuật diễn xướng chầu văn
- Thứ rau đứng xa cả mét vẫn hôi thế mà xào thịt lại thành đặc sản
- Nhát dao giết bạn và nỗi ám ảnh suốt đời của cậu học sinh lớp 9
- Bảng xếp hạng vòng loại U17 châu Á 2025 mới nhất: U17 Việt Nam quyết đi tiếp
- Tại sao ngoại trưởng Nhật giữa đường đứt gánh?
- Bắt cựu Trưởng phòng Cảnh sát kinh tế Hà Nội Phùng Anh Lê
- Mang ô tô KIA Sonet đi bảo dưỡng, chủ xe hoảng hồn nhận lại với phần đầu vỡ nát
- Chủ qua đời, chú chó tuyệt thực suốt 2 ngày rồi mất
- Du khách đến Lai Châu thích thú khám phá chợ phiên vùng cao