Tối 8-6 tạiQuảng trường 2-4,ủquyềnTrườngSaHoàtỷ số 7m.com TP Nha Trang tỉnh Khánh Hòa, Tổng cục Biển và hải đảo đã tổchức mít tinh “Tuổi trẻ Việt Nam, trí tuệ Việt Nam cho sự phát triển bền vữngbiển, đảo Tổ quốc” với sự tham dự của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Phát biểutại buổi mít tinh, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh: “Cùng với các hoạt độngtrong tuần qua, một lần nữa chúng ta khẳng định ý chí quyết tâm cao nhất củatoàn Đảng, toàn dân trong việc bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tàiphán của chúng ta trên các đường biển và hải đảo của Tổ quốc; tiếp tục khẳngđịnh chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam đối với hai quần đảo Trường Savà Hoàng Sa. Nhân dân Việt Namcó đủ ý chí, quyết tâm và sức mạnh tổng hợp của cả dân tộc để giữ gìn, bảo vệcác vùng biển, hải đảo của mình. Chúng ta kiên trì chủ trương giải quyết cáctranh chấp tại biển Đông bằng các biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốctế, nhất là Công ước Liên hiệp quốc về Luật biển năm 1982; đồng thời phản đốimạnh mẽ và kiên quyết đấu tranh với những hành vi vi phạm chủ quyền và lợi íchchính đáng của chúng ta. Việt Namyêu cầu các bên liên quan không có những hành động làm phức tạp thêm tình hìnhở biển Đông, để biển Đông thực sự là vùng biển hòa bình, ổn định, hữu nghị đểphát triển vì lợi ích của các nước trong khu vực, vì an ninh chung khu vực vàcả thế giới... Giữ gìn hòa bình biển Đông là những vấn đề mang tính toàn cục,xử lý các vấn đề nảy sinh trên biển Đông cần đặt trong tổng thể chiến lược pháttriển kinh tế - xã hội và trong chính sách đối ngoại, hòa bình, độc lập, tựchủ, đa dạng hóa, đa phương hóa...”.
Cùng ngày,tại Nha Trang, Khánh Hòa, Bộ TN-MT, Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoàiphối hợp tổ chức Diễn đàn Kinh tế biển Việt Nam 2011. Tại diễn đàn, các đạibiểu tham gia thảo luận các vấn đề: Kinh tế biển Việt Nam - tiềm năng và triểnvọng; Toàn cảnh các khu kinh tế ven biển Việt Nam - những vấn đề đặt ra; Kinhnghiệm phát triển khu kinh tế tự do của thế giới - những kiến nghị cho ViệtNam.
Ông NguyễnVăn Đức, Thứ trưởng Bộ TN-MT, nhấn mạnh: Việt Nam đang hướng mạnh ra biển để tăngcường tiềm lực kinh tế của mình. Khai thác biển cho phát triển kinh tế là mộtcách làm đầy hứa hẹn, mang tính chiến lược và được đánh giá là có vai trò ngàycàng quan trọng trong công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của nước ta.
Theo PGS-TSTrần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế Việt Nam: Đã đến lúccần có những đột phá mới trong tư duy và chiến lược phát triển kinh tế biển.Phải chuyển nhanh sang phương thức kết hợp: khai thác biển (lợi thế địa chiếnlược), cộng với tự do hóa (thể chế vượt trước) - đây là công thức thành côngcủa nhiều quốc gia đi trước trong nỗ lực phát triển kinh tế biển và trở thànhcường quốc biển.
Tại diễnđàn, nhiều ý kiến cho rằng: Chiến lược kinh tế biển phải đi đôi với quy hoạchtổng thể, sau đó phải tính đến quy hoạch không gian. Chúng ta nên có những đánhgiá về các mô hình kinh tế hiện có.
Sáng 8-6, tại Quảng trường 2-4, Nha Trang (Khánh Hòa), Công ty CP Cà phê Mê Trang đã ghép những hạt cà phê cuối và công bố hoàn thành bản đồ Trường Sa được ghép từ hạt cà phê Việt Nam (ảnh). Đây là tấm bản đồ Trường Sa lớn nhất được ghép bằng hạt cà phê, sẽ đăng ký xác lập kỷ lục Việt Nam trong dịp Festival biển Nha Trang 2011.
Tác phẩm có kích thước tổng thể 18m², được ghép từ khoảng 100kg hạt cà phê, trên nền bản đồ có nhiều họa tiết tiêu biểu của nền văn hóa cổ đại Việt Nam như trống đồng, chim lạc... Bản đồ này sẽ được trưng bày vào ngày 11-6, tại Quảng trường 2-4.
Chiều cùng ngày, Viện Hải dương học Nha Trang (Khánh Hòa) khánh thành khu trưng bày tài nguyên biển đảo Hoàng Sa - Trường Sa. Phòng trưng bày là một hệ thống đường hầm: dài 114m, cao 9m, rộng 4m, nay đưa vào sử dụng 34m và có thiết kế 7 hồ trưng bày. Theo đó, sẽ có khoảng 200 sản vật sống (các sinh vật biển) và 100 sinh vật chết và các hình ảnh về Trường Sa - Hoàng Sa sẽ được trưng bày.
Theo SGGP