Tổng thống Hợp chủng quốc Hoa Kỳ Barack Obama đón và hội đàm với Chủtịch nước Trương Tấn Sang. Từ ngày 24-26/7,ềkếtquảchuyếnthămHoaKỳcủaChủtịchnướkèo bóng đá hôm nay việt nam Chủ tịch nướcTrương Tấn Sang đã thăm chính thức Hoa Kỳ, nhân dịp này, nhân dịp này, Bộtrưởng Phạm Bình Minh đã trả lời phỏng vấn báo chí về kết quả chuyến thăm.
- Xin Bộ trưởng cho biết mục đích chuyến thăm Hoa Kỳ của Chủ tịch nướcTrương Tấn Sang?
* Bộ trưởng Phạm Bình Minh: Nhận lời mời của Tổng thống Hợp chúngquốc Hoa Kỳ Barack Obama, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và đoàn đại biểu cấpcao Nhà nước Việt Nam đã thăm chính thức Hoa Kỳ từ ngày 24-26/7/2013.
Chuyến thăm diễn ra trong bốicảnh tình hình thế giới và khu vực đang vận động nhanh chóng. Châu Á-Thái BìnhDương trở thành tâm điểm của xu thế liên kết kinh tế quốc tế đang diễn ra mạnhmẽ trên toàn thế giới. Về chính trị-an ninh, nhu cầu tăng cường hợp tác, xâydựng lòng tin chiến lược ở khu vực đang ngày càng trở nên cấp thiết. Đảng tavừa ban hành Nghị quyết 22 về hội nhập quốc tế, khẳng định mạnh mẽ quyết tâmđưa đất nước hội nhập sâu rộng hơn nữa vào khu vực và thế giới trên cơ sở đườnglối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa dạng hóa và đa phương hóa.
Trong bối cảnh đó, chuyến thămhướng tới ba mục tiêu chính sau đây:
Thứ nhất, chuyến thăm là một bướcquan trọng triển khai đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đadạng hóa quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế của Đại hội Đảng XInhằm nâng cao vị thế của Việt Nam, thúc đẩy và làm sâu sắc hơn nữa quan hệ vớicác đối tác quan trọng, nhất là các nước lớn, trong đó có Hoa Kỳ.
Thứ hai, đây là chuyến thăm cấpcao đầu tiên trong vòng 5 năm qua giữa hai bên. Chuyến thăm của Chủ tịch nướcnhằm xác lập khuôn khổ cho quan hệ song phương Việt Nam-Hoa Kỳ trong giai đoạnmới; thúc đẩy quan hệ hai nước phát triển cả về bề rộng và chiều sâu, nhất làtrong các lĩnh vực hai nước có chung lợi ích và ta ưu tiên như kinh tế, thươngmại, khoa học công nghệ, giáo dục đào tạo để phát triển đất nước, giải quyếthậu quả chiến tranh...
Thứ ba, chuyến thăm thể hiệnthiện chí của Việt Nam trong việc sẵn sàng trao đổi trên tinh thần thẳng thắn,cởi mở, xây dựng về các vấn đề hai bên còn có khác biệt về quan điểm, trong đócó vấn đề quyền con người, qua đó tăng cường hiểu biết, thu hẹp giảm thiểu bấtđồng, khác biệt, đồng thời khẳng định đường lối, chính sách đúng đắn của Đảngvà Nhà nước ta trong việc bảo đảm và tôn trọng quyền con người.
- Xin Bộ trưởng cho biết kết quả nổi bật của chuyến thăm?
* Bộ trưởng Phạm Bình Minh: Chương trình nghị sự của Chủ tịch nướcvà đoàn đại biểu cấp cao Nhà nước ta lần này hết sức phong phú và dày đặc; chỉtrong vòng 3 ngày đã có gần 20 cuộc tiếp xúc, gặp gỡ làm việc với chính quyền,Quốc hội và các giới tại Hoa Kỳ như báo chí đã đưa tin.
Nổi bật là Chủ tịch nước đã cóhơn một giờ hội đàm và họp báo chung với Tổng thống Barack Obama, gặp Tổng thưký Liên hợp quốc, phát biểu tại Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế HoaKỳ (CSIS), trao đổi với các doanh nghiệp Hoa Kỳ.
Trong khuôn khổ chuyến thăm, cáclãnh đạo Bộ ngành của ta cũng có nhiều cuộc làm việc rất bổ ích, thiết thực vớicác đối tác Hoa Kỳ, trao đổi các biện pháp cụ thể nhằm thúc đẩy hợp tác trongcác lĩnh vực kinh tế, thương mại, đầu tư, giáo dục đào tạo và an ninh quốcphòng.
Với nhiều hoạt động quan trọng,phong phú nói trên, chuyến thăm đã đạt được một số kết quả nổi bật như sau:
1. Về chính trị: Kết quả lớn nhấtcủa chuyến thăm là hai bên đã xác lập quan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam - HoaKỳ, định hình khuôn khổ quan hệ song phương cho giai đoạn mới cũng như hướngphát triển của quan hệ trong những năm tới.
Hai bên đã ra Tuyên bố chung, đềcập toàn diện những nguyên tắc và nội hàm của quan hệ hai nước được xác lậptheo khuôn khổ mới, trong đó có tôn trọng Hiến chương Liên hợp quốc, luật phápquốc tế, tôn trọng thể chế chính trị, độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnhthổ của nhau. Khuôn khổ quan hệ bao gồm các cơ chế hợp tác trên nhiều lĩnh vực,trong đó có quan hệ chính trị và ngoại giao, quan hệ thương mại và kinh tế,khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo, môi trường và y tế, giải quyếthậu quả chiến tranh, quốc phòng và an ninh, bảo vệ và thúc đẩy quyền con người,văn hóa, thể thao và du lịch. Đây là những lĩnh vực hợp tác ta và Hoa Kỳ đã vàđang triển khai tương đối hiệu quả, tuy nhiên hai bên đều mong muốn thúc đẩyhơn nữa hợp tác giữa hai nước theo hướng thực chất và bền vững. Hai bên nhấnmạnh Đối tác toàn diện Việt Nam-Hoa Kỳ không chỉ phục vụ lợi ích chung của nhândân hai nước mà còn góp phần vào hòa bình, ổn định, hợp tác và thịnh vượngtrong khu vực và trên toàn thế giới.
Ngoài ra, trong các cuộc trao đổivới phía Hoa Kỳ, Chủ tịch nước cũng khẳng định Việt Nam hết sức coi trọng vàmong muốn tăng cường quan hệ hữu nghị và hợp tác toàn diện với Hoa Kỳ trong quátrình triển khai đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa dạng hóa, đa phươnghóa, đóng góp tích cực vào việc xây dựng khu vực Châu Á-Thái Bình Dương hòabình, ổn định và thịnh vượng, muốn phát triển quan hệ tốt đẹp với tất cả cácnước lớn trong đó có Hoa Kỳ. Việt Nam hoan nghênh Hoa Kỳ mở rộng hợp tác vớiChâu Á-Thái Bình Dương vì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển trong khuvực. Hai bên cũng đã đồng ý thiết lập cơ chế đối thoại thường kỳ giữa hai Bộtrưởng Ngoại giao; đối thoại giữa hai Quốc hội; xem xét trao đổi đoàn của cáccơ quan Đảng.
2. Về kinh tế: Hai bên coi đây làtrọng tâm, nền tảng và động lực thúc đẩy quan hệ giữa hai nước. Hai bên khuyếnkhích các doanh nghiệp và nhà đầu tư Hoa Kỳ tiếp tục tới Việt Nam làm ăn kinhdoanh, đặc biệt trong những lĩnh vực ưu tiên của Việt Nam như công nghệ cao,năng lượng, chế tạo, môi trường, công nghệ thông tin, hiện đại hóa nông nghiệp,phát triển nguồn nhân lực... Chúng ta đề nghị Hoa Kỳ sớm công nhận quy chế kinhtế thị trường đầy đủ của Việt Nam; bỏ các rào cản thương mại đối với hàng xuấtkhẩu, đặc biệt là hàng nông sản, của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ. Việc trên100 doanh nghiệp hàng đầu của Hoa Kỳ cùng Bộ trưởng Thương mại và Đại diệnThương mại Hoa Kỳ tới dự cuộc gặp và lắng nghe Chủ tịch nước trình bày về triểnvọng quan hệ kinh tế giữa hai nước cũng như giải đáp mọi thắc mắc cho thấy sựquan tâm cao của chính giới và các doanh nghiệp Hoa Kỳ về tiềm năng hợp táckinh tế, đầu tư với Việt Nam.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang vàTổng thống Obama khẳng định cam kết hoàn tất đàm phán về Hiệp định Đối tácxuyên Thái Bình Dương (TPP) toàn diện và tiêu chuẩn cao vào thời điểmsớm nhất có thể trong năm nay. Đây là Hiệp định của thế kỷ 21, giúp tăngcường hội nhập kinh tế khu vực, thúc đẩy các mục tiêu phát triển và giúp tạoviệc làm ở Việt Nam, Hoa Kỳ và các nước thành viên TPP khác, trong khi tínhđến sự đa dạng về trình độ phát triển của các thành viên trong khuôn khổ mộtthỏa thuận cân bằng và toàn diện. Hai bên cũng cam kết thúc đẩy hơn nữa quanhệ kinh tế, thương mại và đầu tư song phương trong khuôn khổ Hội đồng hiệp địnhkhung về thương mại và đầu tư (TIFA) và các tổ chức, thể chế khu vực và toàncầu như ASEAN, APEC, WTO.
Nhân dịp này, doanh nghiệp hainước đã ký kết một số thỏa thuận như: Bản ghi nhớ giữa Tập đoàn Dầu khíquốc gia Việt Nam và Ngân hàng Xuất Nhập khẩu Hoa Kỳ về hỗ trợ thươngmại và đầu tư trong lĩnh vực dầu khí và năng lượng ở Việt Nam, Thỏathuận khung giữa Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam và Công ty ExxonMobil, Thỏa thuận hợp tác giữa Tổng Công ty thăm dò, khai thác dầu khí (PVEP)và Công ty dầu khí Murphy, Bản ghi nhớ giữa Công ty bảo hiểm Metropolitan Life(Metlife) và Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, chấp thuận của Bộ Tàichính Việt Nam về chủ trương thành lập công ty quản lý quỹ của Công ty bảohiểm ACE.
Tại các cuộc gặp gỡ, trao đổi vớiChủ tịch Ngân hàng thế giới (WB) và Giám đốc điều hành Quỹ Tiền tệ Quốc tế(IMF), Chủ tịch nước ta đã đề nghị WB tiếp tục dành cho Việt Nam vốn vay ưu đãiIDA, hỗ trợ các dự án phát triển cơ sở hạ tầng; đề nghị IMF tăng cường tư vấnchính sách, ủng hộ quá trình tái cơ cấu nền kinh tế và đổi mới mô hình tăngtrưởng ở Việt Nam. Về phần mình, Chủ tịch WB và Giám đốc điều hành IMF khẳngđịnh sẽ tiếp tục hỗ trợ Việt Nam và tin tưởng với các biện pháp toàn diện hiệnnay, nền kinh tế Việt Nam sẽ vượt qua được các thách thức kinh tế vĩ mô.
3. Chuyến thăm cũng thể hiện mộtViệt Namchủ động, tích cực hội nhập quốc tế, là thành viên có trách nhiệm của cộng đồngquốc tế. Trong hội đàm với Tổng thống Obama, khi phát biểu tại Trung tâm nghiêncứu chiến lược và quốc tế (CSIS) và trao đổi với Tổng thư ký Liên hợp quốc, Chủtịch nước Trương Tấn Sang đã chia sẻ những đánh giá, nhận định về sự vận độngcủa tình hình thế giới và khu vực, vai trò của ASEAN trong một cấu trúc khu vựcđang định hình hiện nay.
Chủ tịch nước chia sẻ mong muốncủa Việt Nam về một khu vực Châu Á-Thái Bình Dương hòa bình, ổn định, hợp tácvà phát triển; khẳng định Việt Nam sẵn sàng nỗ lực đóng góp hiệu quả và thựcchất hơn nữa vào hòa bình và ổn định ở khu vực và trên thế giới. Chủ tịch nướcnêu rõ duy trì hòa bình, ổn định, an ninh an toàn hàng hải ở Biển Đông là quantâm và lợi ích chung của các nước trong và ngoài khu vực; các quốc gia cần nỗlực, thể hiện trách nhiệm trong việc thực hiện mục tiêu chung này.
Trên tinh thần đó, Chủ tịch nướcta và Tổng thống Obama tái khẳng định ủng hộ giải quyết tranh chấp bằng cácbiện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có những quyđịnh của Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982(UNCLOS), đồng thời táikhẳng định ủng hộ nguyên tắc không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực đểgiải quyết tranh chấp trên biển và tranh chấp lãnh thổ. Chủ tịch nước TrươngTấn Sang và Tổng thống Obama nhấn mạnh giá trị của việc tuân thủ đầy đủ Tuyênbố về ứng xử của các bên tại Biển Đông (DOC), và tầm quan trọng của việc khởiđộng đàm phán để hoàn tất một bộ Quy tắc ứng xử (COC) có hiệu quả.
4. Một kết quả nổi bật khác trongchuyến thăm lần này đó là sự gắn kết hiệu quả giữa ngoại giao Nhà nước và ngoạigiao nhân dân. Bên cạnh hoạt động chính thức của Chủ tịch nước, đoàn các cựuchiến binh và chức sắc tôn giáo của ta đi cùng cũng có các hoạt động tiếp xúc,làm việc trong thời gian chuyến thăm.
Ngoài cuộc làm việc với đại diệnUSAID, nhóm đối thoại Mỹ - Việt về chất da cam/dioxin, các cựu chiến binh đãgặp gỡ với các cựu chiến binh Hoa Kỳ. Cuộc gặp diễn ra rất cảm động, có ý nghĩabiểu tượng, thể hiện hai nước thực sự đã vượt qua một chặng đường dài từ cựuthù trở thành bạn bè. Ngày nay, các cựu binh từng đứng ở hai bên chiến tuyến lạicùng nhau chia sẻ nguyện vọng giản dị là được sống trong hòa bình, hợp tác lâudài, gác lại quá khứ, cùng nhau hướng tới tương lai.
Các chức sắc tôn giáo của ta cũngđã có cuộc làm việc hữu ích với quan chức Bộ Ngoại giao, các Nghị sĩ Quốc hộiHoa Kỳ và đại diện một số Tổ chức phi Chính phủ như Tổ chức Ân xá quốc tế, Tổchức theo dõi nhân quyền. Đoàn đã trao đổi rất thẳng thắn về những vấn đề phíaHoa Kỳ quan tâm, cung cấp thông tin khách quan, xác thực về tình hình tôn giáotại Việt Nam, những thành tựu của Việt Nam trong vấn đề tự do tôn giáo, tínngưỡng, giúp các tổ chức, cá nhân Hoa Kỳ hiểu rõ hơn và đầy đủ về thực tế tự dotôn giáo nói riêng và quyền con người nói chung tại Việt Nam.
- Xin Bộ trưởng đánh giá triển vọng quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ trong thờigian tới?
* Bộ trưởng Phạm Bình Minh: Trước mắt, công tác đối ngoại sẽ dànhưu tiên cao cho việc tiếp tục triển khai Nghị quyết Đại hội Đảng XI về hội nhậpquốc tế toàn diện, đưa quan hệ với các nước, nhất là các đối tác lớn trong đócó Hoa Kỳ, đi vào chiều sâu, thực chất và hiệu quả hơn. Việt Nam tiếp tục coi Hoa Kỳ là đối tác quan trọnghàng đầu và Hoa Kỳ cũng coi trọng Việt Nam trong chính sách khu vực.
18 năm qua đã tạo được cơ sở nềntảng và đà phát triển cho mối quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ, kết quả tốt đẹp củachuyến thăm đã tạo khuôn khổ cho quan hệ trong giai đoạn mới. Trên cơ sở nhữngnguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế và Hiến chương Liên hợp quốc, với thiệnchí, hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau, đây là điều kiện thuận lợi cho hai nướctiếp tục thúc đẩy quan hệ, cùng đóng góp vào hòa bình, ổn định và hợp tác ở khuvực.
Theo đó, thời gian tới quan hệViệt Nam-Hoa Kỳ sẽ tiếp tục duy trì đà phát triển và có những bước tiến mới,nội dung hợp tác trong từng lĩnh vực sẽ đi vào chiều sâu với hiệu quả cao hơntrên cả bình diện song phương và đa phương, trong các vấn đề khu vực và toàncầu.
Về chính trị: Việc trao đổi đoàngiữa hai nước ở nhiều cấp, kể cả ở cấp cao, cũng như giữa các bộ ngành hai nướcsẽ tăng lên; các cơ chế hiện có sẽ được củng cố hơn và có thể được nâng cấphoặc thiết lập mới. Bên cạnh quan hệ song phương, chuyến thăm chắc chắn sẽ gópphần thúc đẩy hơn nữa phối hợp giữa Việt Nam và Hoa Kỳ trong khuôn khổASEAN.
Về kinh tế: Ngoài việc các doanhnghiệp chủ động tiếp xúc trao đổi về cơ hội đầu tư kinh doanh, về mặt nhà nước,chúng ta sẽ đẩy mạnh hợp tác trong nhiều lĩnh vực kinh tế thương mại đầu tưkhoa học, công nghệ, nhất là công nghệ cao với Hoa Kỳ nhằm xây dựng một nềnkinh tế tiên tiến, dựa vào tri thức.
Theo đó, các bộ ngành sẽ phảitiếp tục đôn đốc thúc đẩy tốt việc triển khai những thỏa thuận đã và sẽ đạtđược giữa hai nước, bảo đảm tính thiết thực, hiệu quả và bền vững của mối quanhệ hợp tác Việt Nam-Hoa Kỳ, đặc biệt chú trọng tới những lĩnh vực kinhtế-thương mại-đầu tư, khoa học-công nghệ và giáo dục đào tạo nhằm phục vụ đắclực nhất cho sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.
Theo TTXVN