Chỉ còn 4 tháng nữa là tại 15 tỉnh thuộc giai đoạn 2 của Đề án Số hóa truyền hình sẽ chính thức tắt sóng truyền hình analog. Một phần việc quan trọng là các đài PT-TH địa phương thuộc các tỉnh này phải sớm lựa chọn đơn vị truyền dẫn phát sóng để có thể lên sóng kênh truyền hình thiết yếu của địa phương lên hạ tầng số mặt đất DVB-T2 trước thời điểm tắt sóng ít nhất 1 tháng,ộtsốđàitruyềnhìnhkêuthiếutiềnthuêtruyềndẫnphátsóngsốkq fulham tức là trước ngày 30/5/2017.
Tuy nhiên, hiện tại một số đài PT-TH ở khu vực Bắc Bộ vẫn còn “lăn tăn” về câu chuyện hiệu quả hay kém hiệu quả khi truyền dẫn kênh truyền hình địa phương lên hạ tầng truyền hình số mặt đất, thay thế cho phương thức phát sóng truyền hình tương tự mặt đất (truyền hình analog). Đây là những đài PT-TH nằm trong nhóm còn băn khoăn chuyện có thuê hạ tầng, thuê doanh nghiệp truyền dẫn kênh truyền hình địa phương lên hạ tầng số mặt đất hay không?
Ông Vũ Văn Nghiêm, Giám đốc Đài PT-TH Thái Bình cho biết, Đài PT-TH Thái Bình phải tự chủ 60-70% chi phí hàng năm, một năm ngân sách chỉ cấp khoảng 7 tỷ đồng, trừ đi khoảng 20% tiết kiệm bắt buộc số tiền còn lại còn hơn 6 tỷ đồng. Trong khi mỗi năm Đài phải chi phí tầm 25 tỷ đồng.
Do đó, theo ông Nghiêm, đơn giá dịch vụ truyền dẫn phát sóng mà các đơn vị đưa ra mỗi năm từ 1,5 tỷ đồng trở lên là quá cao, không đáp ứng được yêu cầu của các đài. Ông Nghiêm cũng tiết lộ, hiện nay kênh Thái Bình đang phát sóng trên 10 hệ thống, sắp tới thêm 2 hệ thống nữa là 12, tất cả đều là phát nhờ.
“Giờ có bỏ ra trên 500 triệu đồng chúng tôi không đáp ứng được. Phát sóng kênh thiết yếu trên hệ thống nào cũng là phục vụ nhiệm vụ chính trị, nhưng đơn giá phát sóng số phải hợp lý, giá rẻ ít nhất tương đương với phát sóng trên hệ thống analog thì chúng tôi mới tham gia.”, ông Nghiêm phát biểu.