Câu chuyện thuốc nội đảm bảo chất lượng (thậm chí có loại còn tốt hơn thuốc nhậpngoại từ các nước lân cận) nhưng vì sao chưa tăng được diện bao phủ ở các bệnhviện tuyến trên đang được cơ quan chức năng tìm lời giải đáp.
Thuốc nội khó “chen chân”
Theốcnộichậtvậttìmhướngđtỷ lệ kèo trực tiếpo thống kê của Bộ Y tế, tổng số tiền mua thuốc năm 2010 của 1.018 bệnhviện trong cả nước là 15 nghìn tỷ đồng, tăng 22,4% so với năm 2009, trong đó tỷ lệ tiền mua thuốc sản xuất tại Việt Nam chỉ chiếm khoảng 38,7%, tăng nhẹso với năm 2009 (38,2%).
Ảnh minh họa |
Điều đáng chú ý là tuy có số lượng bệnh nhân lớn, nhu cầu điều trị caosong thuốc nội không được sử dụng nhiều ở các bệnh viện tuyến trung ương.
Thống kê cho thấy tổng trị giá tiền mua thuốc sản xuất tại Việt Nam của 34 bệnhviện trung ương năm 2010 là hơn 378 tỷ đồng (chỉ chiếm 11,9% tổng trị giá tiềnmua thuốc).
Như vậy, bệnh viện tuyến Trung ương vẫn phải sử dụng phần lớn thuốc ngoại (khoảnggần 90% tổng trị giá tiền mua thuốc). Đặc biệt, có chuyên khoa như mắt, tim mạch,ung thư, tiểu đường, … thì chỉ có khoảng 5% thuốc nội được sử dụng.
Tại bệnh viện tuyến tỉnh, thành phố, tỷ lệ sử dụng thuốc nội trong điều trị cócao hơn (chiếm khoảng 33,9% tổng trị giá tiền mua thuốc vào năm 2010). Như vậy bệnh viện tuyến tỉnh, thành phố vẫn sử dụng khoảng 66% tổng trị giá tiền muathuốc cho thuốc ngoại trong điều trị.
Thuốc nội hiện đang được sử dụng nhiều nhất ở tuyến huyện. Năm 2010, tổngtrị giá tiền sử dụng thuốc sản xuất tại Việt Nam của 559 bệnh viện huyện là2.900 tỷ đồng, chiếm 61,5% so với tổng số tiền mua thuốc.
Tuy được sử dụng nhiều nhất nhưng với lượng bệnh nhân ít, mức độbệnh nhẹ nên số lượng tiêu thụ thuốc nội tại các bệnh viện tuyến huyện “khôngđáng kể” so với lượng thuốc ngoại đang chiếm áp đảo ở các bệnh viện tuyếntrên. Bởi thế, hiện nay thuốc nội vẫn chủ yếu chiếm thị phần trên thị trườngdược phẩm OTC (thuốc bán không cần đơn).
Một số định kiến với thuốc nội
Theo các bác sỹ, nhiều loại thuốc sản xuất trong nước chưa thuyết phục được bácsĩ kê đơn do có những “định kiến” về thuốc nội, cho rằng các doanh nghiệp sảnxuất thuốc nội chưa chủ động được về nguyên liệu (một số được nhập từTrung Quốc, Ấn Độ hoặc một số nước khác trong khu vực nên chất lượng còn nghingờ so với các thuốc Châu Âu, Mỹ).
Ngoài vấn đề nguyên liệu thì dây chuyền sản xuất, công nghệ, bào chế, đóng gói,bảo quản, vận chuyển của thuốc nội mặc dù đã đạt theo tiêu chuẩn của Tổ chức Ytế thế giới, tuy nhiên so với tiêu chuẩn của Mỹ, Châu Âu cũng còn phải xem xét..
Từ những “định kiến” này, có bác sĩ đã có quan điểm không đúng về thuốc Việt.Bởi vì, thực tế sau khi triển khai áp dụng nguyên tắc GMP, quy trình sản xuấtthuốc trong nước hiện nay đang ứng dụng công nghệ bào chế tiên tiến, tiêu chuẩnhóa với hệ thống nhà xưởng hiện đại, môi trường sản xuất được kiểm soát chặt chẽvề nhiệt độ, độ ẩm, độ sạch, trao đổi khí...; dây chuyền sản xuất đồng bộ, khépkín; hệ thống máy móc tự động, bán tự động, cá cả các robot được điều khiển từxa với công suất lớn.
Các thuốc từ dược liệu cũng được sản xuất với quy trình khép kín từ khâu trồngtrọt, thu hái, chế biến đến chiết xuất, bào chế thành phẩm. Nếu như trước đây,nguyên liệu sản xuất thuốc chủ yếu từ nguồn gốc thiên nhiên, một số hóa dược cơbản nhập từ Trung Quốc, Ấn Độ thì hiện nay sau khi áp dụng triển khai GMP,nguyên liệu sản xuất đã được nhập nhiều từ các nước phát triển, các doanh nghiệptrong nước đã chiết xuất được các hoạt chất tự nhiện như: Artemisinin, Resepin,Berberin, Rotundin, Vinblastin, Rutin...; tổng hợp, bán tổng hợp được dẫn xuấtcủa Artemisinin, Natri comphosunfonat, Terpin hydrat...; đặc biệt, đã sản xuất,bán tổng hợp Ampicillin và Amoxicillin. Đã sử dụng nhiều loại tá dược tiên tiếnthay thế các tá dược kinh điển.
Có thể nói thuốc sản xuất trong nước đã có những chuyển biến tích cực cả về“chất” lẫn “lượng”: Dạng bào chế của thuốc sản xuất trong nước hiện nay tươngđối phong phú, đặc biệt có những dạng mới như: đông khô, vi nang, bao tan, sinhphẩm, nano... Đồng thời, với việc triển khai áp dụng các nguyên tắc GPs, thuốcsản xuất trong nước đang được quản lý chất lượng một cách đồng bộ và toàn diệntừ nguyên liệu, tá dược, bao bì, bán thành phẩm và thành phẩm đều được kiểm soát,trong và sau quá trình sản xuất với thiết bị kiểm tra chất lượng hiện đại, độchính xác cao và cho kết quả nhanh.
Với các bệnh viện tuyến trên, thuốc nội được sử dụng chưa nhiều, lý do có nhữngnguyên nhân khách quan và chủ quan.
Ông Nguyễn Ngọc Hiền, Phó giám đốc bệnh viện Bạch Mai cho biết thuốc nội khôngphải không đảm bảo chất lượng nhưng bệnh nhân đến khám, chữa bệnh tại những bệnhviện tuyến cuối như bệnh viện Bạch Mai thì hầu hết đều ở tình trạng nặng, cónhiều người đã chữa trị ở nhiều nơi khác nhau nên đã dùng qua nhiều loại thuốc,khi đến bệnh viện tuyến cuối bắt buộc phải dùng thuốc khác, thế hệ mới hơn.
Ngoài ra, thực tế hiện nay, ngoài tâm lý “sính ngoại” của chính người bệnhthì nhiều thầy thuốc cũng có “thói quen” kê thuốc ngoại cho bệnh nhân, khiến tỷ lệ sử dụng thuốc nội trong bệnh viện càng thấp.
“Người Việt ưu tiên dùng thuốc Việt”
Với mục tiêu nhằm tiết kiệm chi phí trong khám, chữa bệnh góp phần đảm bảo ansinh xã hội và thúc đẩy phát triển công nghiệp Dược Việt Nam tương đương với cácnước trong khu vực và trên thế giới, Bộ Y tế phê duyệt đề án Vận động “NgườiViệt Nam ưu tiên dùng thuốc Việt Nam” giai đoạn 2012 – 2020.
Mục tiêu chung của đề án là nâng cao nhận thức của người dân và cán bộ ytế trong việc sử dụng thuốc sản xuất tại Việt Nam qua đó góp phần tăng tỷ lệ sử dụng thuốc sản xuất tại Việt Nam có chất lượng tại các cơ sở y tế và trongcộng đồng, đồng thời thúc đẩy ngành sản xuất, kinh doanh dược Việt Nam pháttriển, tăng cả về số lượng, chất lượng, đáp ứng cơ bản nhu cầu thuốc phòng bệnh,chữa bệnh trong nước, tiến tới xuất khẩu ra các nước trong khu vực và trên thếgiới.
Mục tiêu cụ thể mà đề án đề ra là tăng tỷ lệ sử dụng thuốc sản xuất tại ViệtNam/tổng số tiền mua thuốc tại các cơ sở y tế. Phấn đấu đến năm 2020, bệnh việntuyến trung ương đạt 22% (tăng 1% - 3%/năm, trừ một số bệnh viện chuyên khoa);Bệnh viện tuyến tỉnh/thành phố đạt 50% (tăng 2% - 4%/năm); Bệnh viện tuyến huyệnđạt 75% (tăng 2% - 4%/năm). Tăng tỷ lệ kê đơn cấp thuốc sản xuất tại Việt Namcho bệnh nhân điều trị ngoại trú hàng năm tăng 5% - 10%.
Ngoài ra, đề án đặt mục tiêu đến cuối năm 2014, tất cả các cơ sở sảnxuất thuốc đều sử dụng bao bì dược đạt tiêu chuẩn GMP. Thuốc sản xuất tại ViệtNam đáp ứng 70% (hiện tại 50%) nhu cầu sử dụng. Xuất khẩu được thuốc sản xuấttại Việt Nam sang các nước mỗi năm tăng từ 5 - 10% so với năm trước.
Yến Ngọc