LTS: Những tình huống phụ nữ lái xe luôn là chủ đề của nhiều quý ông. Chuyên trang Ô tô xe máy nhận được câu chuyện của bạn đọc Trần Thắng ở Hải Phòng kể lại kỷ niệm khốn khổ của mình vì hậu quả vợ lái xe gây tai nạn. Trân trọng mời bạn đọc cùng suy ngẫm! Dạo gần đây,ụnữláixeVợgâytainạnchồngvácchiếuvàoviệnchămnạnnhâket qua bong da u19 hom nay đi đâu tôi cũng thấy người ta bàn tán về chuyện chị em phụ nữ lái xe. Khen chê đủ cả. Bản thân tôi nghĩ rằng, nếu nhà có xe ô tô, các ông chồng đừng dại giao xe cho vợ. Có ngày phải khổ sở đi xử lý hậu quả như tôi cách đây vài tháng. Vợ tôi làm ngân hàng. Đợt đầu năm 2018, theo phong trào của cơ quan, vợ tôi hào hứng đăng ký học lái xe với đồng nghiệp.
Để tiện cho công việc, cô ấy thường đăng ký học với thầy vào buổi trưa, từ 11 giờ đến 1 giờ. Một nhóm khoảng 4 học viên. Thầy giáo cho biết, vợ tôi thuộc diện nắm bắt nhanh, xử lý tình huống tốt nhất trong nhóm. Bên cạnh đó thầy còn nhận xét, vợ tôi có cái đầu ‘lạnh’, khá bình tĩnh khi gặp sự cố trên đường. Sau 10 buổi học, cô ấy có thể lái thành thạo, sử dụng thuần thục các kỹ năng lùi xe trong tầng hầm, đánh trả lái... Kết thúc khóa học, tôi tin vợ sẽ thi đậu với điểm số cao. Ai ngờ, cô ấy phải thi đến 3 lần mới lấy được bằng. Mang chuyện này kể với vài người cũng làm đào tạo lái xe, họ đều công nhận, đúng là có nhiều học viên lái tốt, nhanh nhạy nhưng mang tâm lý chủ quan. Vào thi sát hạch thường dính nhiều lỗi như: Dừng xe khi chưa đến vị trí quy định; nhả côn sớm khiến xe bị chết máy, để tuột dốc ở bài thi dốc cầu; đánh lái sớm khi lái xe ra khỏi bài thi ghép xe dọc vào nơi đỗ ... Nhận bằng lái xe B2, vợ tôi làm mâm cơm ‘rửa’ bằng, mời bạn bè đến ăn. Ăn uống no say, mọi người rủ nhau đi hát karaoke. Vợ tôi tự tin lái xe chở đồng nghiệp ra quán. Trên đường đi, không rõ cô ấy đã điều khiển xe như thế nào, chỉ biết rằng, cô ấy đã lái xe va quệt và đâm vào một người đi xe máy. Sau tiếng động lớn rầm một cái, vợ tôi phanh gấp. Người đàn ông đi xe máy bị gãy cẳng chân. Vụ việc xảy ra ở đường Nguyễn Văn Linh. Tôi ở nhà nghe vợ báo tin, tức tốc ra đó, đưa người bị nạn vào bệnh viện Việt Tiệp (Hải Phòng) cấp cứu. Ngoài việc liên tục gặp với cơ quan chức năng giải quyết, bồi thường thiệt hại, gia đình nạn nhân còn yêu cầu chúng tôi phải hàng ngày vào bệnh viện trực tiếp chăm nạn nhân. Con của nạn nhân, nằng nặc yêu cầu vợ chồng tôi phải có trách nhiệm chăm sóc bố họ đến khi xuất viện và bồi thường thêm 50 triệu đồng. Tôi đề nghị thuê người giúp việc nhưng họ không đồng ý. Họ cho rằng, người giúp việc theo giờ không tin tưởng được. Khi ấy vợ tôi cũng bận học cao học. Không còn cách nào khác, ngày ngày, tôi- một công chức làm việc cho một cơ quan Nhà nước- buộc phải viện cớ xin nghỉ phép để " vác chiếm" vào viện chăm nạn nhân. Ngày ngày, tôi phải làm công iệc như một giúp việc "chính hiệu": túc trực ở bệnh viện, đáp ứng nhu cầu của bệnh nhân, dọn dẹp vệ sinh, mua đồ ăn và thuốc men cho nạn nhân.... Bệnh nhân có thể trạng cao to, trong khi tôi nhỏ con. Vì thế mỗi lần nâng người, thay rửa, tôi loay hoay cả tiếng đồng hồ. Vất vả nên chỉ sau 2 tuần, tôi gầy xọp đi trông thấy. Lần đó, may mắn gia đình nạn nhân làm đơn không khiếu kiện. Qua điều tra, xác minh, cơ quan chức năng cũng xét thấy mức độ và tỉ lệ thương tật không đủ điều kiện khởi tố hình sự nên để hai gia đình tự thỏa thuận, xử lý theo hướng dân sự. Vợ tôi sợ hãi, không dám cầm vô lăng một lần nào nữa. Bằng lái xe từng là niềm tự hào, giờ cô ấy bỏ xó, vứt lăn lóc trong ngăn kéo tủ. Sau kỷ niệm ‘đau thương’, tôi ngẫm, đàn ông giao xe cho vợ, chẳng khác nào quả bom nổ chậm, không biết quả bom này lúc nào xảy ra sự cố. Trao đổi với VietNamnet, luật sư Trần Xuân Tiền (Đoàn luât sư TP Hà Nội) cho biết: - Căn cứ theo Quyết định số 18/2007 về quy trình điều tra giải quyết tai nạn giao thông đường bộ. Trong đó, Điều 17. Xử lý hành chính vụ tai nạn giao thông và va chạm giao thông nêu rõ: 1. Mời các bên liên quan hoặc đại diện hợp pháp của họ đến trụ sở đơn vị để thông báo kết quả điều tra, kết luận nguyên nhân của vụ tai nạn và xác định lỗi của những người có liên quan trong vụ tai nạn, hình thức giải quyết. Cho các bên liên quan phát biểu ý kiến của họ. Mọi ý kiến đều được ghi vào biên bản giải quyết vụ tai nạn giao thông và có chữ ký của các bên liên quan đến tai nạn giao thông. - Về vấn đề bồi thường thiệt hại, tại NQ 03/2006/NQ-HĐTP có hướng dẫn cụ thể thực hiện điều 609 Bộ luật Dân sự như sau: Vấn đề bồi thường thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm trước hết do các bên thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường và phương thức bồi thường. Nếu các bên không thể tự thỏa thuận được thì tòa án sẽ giải quyết theo quy định pháp luật. Việc bồi thường thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm được quy định tại Điều 609 BLDS năm 2005.
“Bay” mất trăm triệu vì kiểu lái xe ngây thơ của một phụ nữLần đầu tiên "biểu diễn" lái xe, chị vợ chủ thầu xây dựng đạp ga rú lên rồi đâm thẳng tường rào. Cú “đua xe” bất đắc dĩ đã bay mất trăm triệu sau đó. |